Khi người dân muốn thị trường hóa nhưng vẫn muốn kiểm soát giá

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLO) - Một báo cáo khảo sát mới đây về “cảm nhận về nhà nước và thị trường” của người dân VN năm 2014, do Ngân hàng Thế giới  (WB) tại  VN phối hợp với VCCI công bố cho thấy đa số những người được khảo sát đều ủng hộ nền kinh tế thị trường vẫn muốn có bàn tay can thiệp của nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với 2011. Nhưng nhìn vào thực tế thị trường, có những lĩnh vực mà sự can thiệp của nhà nước để bình ổn giá những mặt hàng mà nhiều người dân muốn có sự can thiệp đó, lại rất kém hiệu quả như một số mặt hàng: sữa, lương thực…
Các chuyên gia kinh tế nhận định: sở dĩ có một tỷ lệ rất cao người dân tuy mong muốn có một nền kinh tế thị trường phát triển nhưng vẫn muốn nhà nước can thiệp cũng rất dễ hiểu. Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, điều này do việc vận hành kinh tế thị trường ở Việt Nam có thể chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội, như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và do vậy khiến người dân có tâm lý mong chờ bàn tay can thiệp của nhà nước.
Trên thực tế, dù cho rằng một số mặt hàng cần có sự can thiệp của nhà nước nhưng người dân cũng không tin tưởng các chính sách can thiệp của nhà nước có hiệu quả. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát CAMS 2014, khi chỉ có 47% ý kiến đánh giá các chương trình bình ổn giá của nhà nước có hiệu quả và tỉ lệ đánh giá tiêu cực ở mức 29%.
Thị trường sữa là một ví dụ điển hình về sự can thiệp của nhà nước không mấy thành công. Kể từ tháng 6.2014, Bộ Tài chính đã áp dụng giá trần với sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và mới đây, qui định này đã được gia hết cho đến hết năm  2016. Chính sách “trần giá” với mặt hàng sữa cho trẻ dưới 6 tuổi với dụng ý tốt để kiểm soát giá cả với mặt hàng này cho nhóm đối tượng trẻ em, để không tăng cao quá. Thực tế, chính sách này vừa ảnh hưởng xấu đến các công ty kinh doanh sữa tại VN nhưng trên thực tế, giá cả các mặt hàng này trên thị trường cũng không được kiểm soát tốt.
Một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là Công ty cổ phần Sữa VN  (Vinamilk). Theo báo cáo của Công ty này tại Đại hội cổ đông vừa qua, doanh thu năm 2014 của Vinamilk chỉ đạt hơn 98% kế hoạch  được cổ đông thông qua dù doanh thu tăng trưởng 13% so với năm 2013. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá sữa bị áp giá trần từ tháng 6-2014. Lợi nhuận trước thuế của Vinamilk năm 2014 đạt 7.613 tỉ đồng; lãi ròng 6.068 tỉ đồng, bằng 101% so với kế hoạch nhưng giảm lần lượt 5% và 7,1% so với năm 2013.
Theo phát biểu của bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk khi đó, chính việc giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bị áp giá trần đã ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận cũng như ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. “Doanh số các mặt hàng sữa bột dưới 6 tuổi bị trừ từ 30 đến 33%, và càng bán càng lỗ”, bà Liên nói.
Chính sách quản lý giá sữa theo mức giá tối đa đang gây tranh cãi
Chính sách quản lý giá sữa theo mức giá tối đa đang gây tranh cãi
Tại diễn đàn Doanh nghiệp VN vừa qua tại Hà Nội, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ cũng lên tiếng cho rằng, chính sách quản lý giá sữa theo mức giá tối đa là không phù hợp với kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, cạnh tranh của các DN trong lĩnh vực này ở VN. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, chính sách này vẫn còn cần thiết phải duy trì.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng về giá sữa hiện nay, cần có khảo sát, đánh giá lại hiệu quả chính sách áp giá trần với mặt hàng sữa cho trẻ dưới 6 tuổi để có một chính sách quản lý đúng và vẫn đảm bảo chất lượng của mặt hàng này trên thị trường.
“Chính sách trần giá sữa có dụng ý tốt. Việc can thiệp của nhà nước để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe người dân là cần thiết nhưng cách làm này chưa thực sự hiệu quả”, ông Thành nói.
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, kinh tế thị trường, bản chất là cạnh tranh và giá cả phải phản ánh đúng qua sự cạnh tranh của các DN. Và chỉ qua cạnh tranh của DN mới thấy  sự can thiệp của nhà nước cần thiết ở khâu nào.
“Chúng ta phải  nhìn lại toàn bộ thị trường. Sự cạnh tranh là thông tin, kênh phân phối, quan hệ giữa nhà cung ứng với các đại lý, kênh phân phối. Ví dụ về thông tin, nhà nước có cần can thiệp. Như DN phải minh bạch, đầy đủ hóa thông tin để người ta biết cái gì tốt nhất cho sự lựa chọn của người tiêu dùng”, tiến sĩ Võ Trí Thành nói. Theo ông Thành thì quan trọng là phải làm sao thúc đẩy  cạnh tranh qua các kênh phân phối, bán lẻ…để thị trường thực sự có cạnh tranh.
 “Cơ quan quản lý phải làm sao xem lại đầy đủ các vấn đề ấy, đảm bảo cạnh tranh thì tốt hơn là cứ một mực đơn giản áp  giá trần, dựa tên chi phí”, ông nói.
Một chuyên gia khác, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá nhận định: giải pháp áp giá trần còn áp dụng khi thị trường có biến động bất thường nhưng khi thị trường sữa trở lại hoạt động thì nên gỡ bỏ biện pháp nàu để các cơ quan quản lý đánh giá lại và có giải pháp khác phù hợp. “Song song với đó, cần tiến hành các biện pháp khác như cấu trúc lại thị trường để thúc đẩy cạnh tranh mạnh hơn về giá, đẩy mạnh nguồn cung trong nước và kiểm soát có hiệu quả các yếu tố hình thành giá sữa”, ông Thỏa nói.
Ở một số thị trường khác: gas hóa lỏng (LPG), thép xây dựng, xi măng, cước vận tải…là những mặt hàng được cho là thiết yếu và nhà nước vẫn áp dụng một số biện pháp quản lý giá. Nhưng hầu hết, giá cả các mặt hàng, dịch vụ này đều không diễn biến theo mong muốn của cơ quan quản lý giá. Đáng nói nhất là giá cước vận tải, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 6 lần giảm, 2 lần giảm gần nhất, giá xăng đã giảm trên 1500 đồng/lít nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, taxi hầu như không giảm giá.
Các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ vẫn đi vận động các nước công nhận VN có nền kinh tế thị trường, nhưng nếu cơ quan quản lý thị trường, giá cả vẫn thường xuyên áp dụng các biện pháp can thiệp hành chính vào giá thì  những cố gắng vận động đó sẽ khó đạt nhiều kết quả.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài

Chính sách ưu việt giúp Vietjet thu hút nhân tài
(PLVN) - Với đặc thù đội ngũ lao động đa quốc tịch, làm việc trên phạm vi quốc tế, cả dưới mặt đất và trên bầu trời, thời gian làm việc 24/24 tiếng, bao gồm cả các dịp lễ tết, việc đảm bảo chính sách cho người lao động được Vietjet đặc biệt chú trọng.

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast

Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, 'phủ xanh' Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast
(PLVN) - Hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đồng thời góp phần vào cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ngày 3/11/2024, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp cùng Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast đã tổ chức chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam cùng Supe Lâm Thao - VinFast, vì tương lai xanh Việt Nam” tại Nhà Đa năng của Công ty.

Ông Nguyễn Duy Khương: "Nữ doanh nhân đang có những bước tiến vượt bậc đáng khích lệ”

 Ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai.
(PLVN) - Là người tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai – đã có những chia sẻ về sự phát triển của các nữ doanh nhân.

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'

Ông Hoàng Nam Tiến: 'Thế hệ làm chủ AI là thế hệ lãnh đạo tương lai'
(PLVN) - Tại chương trình FPT Leader Talk ngày 30/10, ông Hoàng Nam Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT nhấn mạnh trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường học tập và làm việc, người làm chủ được AI sẽ là những lãnh đạo tương lai.

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?

Nhờ đâu Hoa sen Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 500 tỷ đồng?
(PLVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính (NĐTC) 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024). Theo đó, trong NĐTC 2023-2024, doanh thu hợp nhất đạt 39.272 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 510 tỷ đồng.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).