Còn đó những không gian tâm linh từ ngàn xưa

Lễ hội Phủ Dầy - Nét đặc sắc văn hóa. (Ảnh: P.V)
Lễ hội Phủ Dầy - Nét đặc sắc văn hóa. (Ảnh: P.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu như Phủ Dầy được biết tới với đầy đủ bản sắc của người Việt về thờ Mẫu. Thì chùa Địa Tạng Phi Lai, ngôi chùa cổ ngàn năm tuổi lại mang dấu ấn về sự yên ả, khiêm nhường của nhà Phật…

Phủ Dầy “bản sắc văn hóa lớn lao của người Việt”

Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên chỉ có ở Phủ Dầy ở xã Kim Thái (huyện Vụ Bản) mới là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với các thần tích về cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, bà là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng tên là Quỳnh Hoa. Sự tích về bà gắn liến với ba lần giáng sinh ở trần thế. Ở lần giáng sinh thứ hai, bà giáng vào cửa “họ Lê cải Trần” tại nơi mà ngày nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cũng chính tại nơi đây, vào tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân gần xa lại trở về tổ chức hội Phủ Dầy để cảm tạ công ơn vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã có công giúp đỡ người dân, giúp Vua dẹp giặc. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ Tiên Hương (phủ chính), Phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào dịp ngày giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh “Tháng Ba giỗ Mẹ”.

Lễ hội Phủ Dầy (còn có tên gọi khác là Lễ hội Phủ Giầy, Lễ hội Thánh Mẫu, Lễ hội Tháng Ba...) một biểu tượng trong “tứ bất tử” của dân gian Việt Nam. Là lễ hội truyền thống nổi tiếng, quy mô nhất Việt Nam do cộng đồng sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, được các thế hệ gìn giữ, tiếp nối, kế thừa và phát triển.

Từ khi việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với các nghi lễ chầu văn – hầu đồng đặc sắc, Lễ hội Phủ Dầy ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh với du khách trong nước và quốc tế.

Hằng năm vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương đổ về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan, chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn.

Hội Phủ Dầy đan xen, hòa quyện những nghi thức tâm linh trang trọng như: rước đuốc, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội, hầu đồng với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú đa dạng đầy sắc màu hấp dẫn như: thi hát văn, đánh cờ người, múa lân, múa rồng, đấu võ, đấu vật, thổi cơm thi...

Từ ngày 1/3 âm lịch hàng năm, Lễ hội diễn ra với bao gồm các nghi lễ chính như: tế khai hội, lễ rước nước “mộc dục” (tắm) tượng Thánh, lễ chính hội (3/3 âm lịch), Lễ rước đuốc tối mùng 5; rước Mẫu thỉnh kinh từ phủ chính Tiên Hương lên Chùa Gôi; “Hoa trượng hội” (còn gọi là hội kéo chữ) diễn ra trong 3 ngày từ ngày 7 đến 9/3 âm lịch.

Tiêu biểu cho hệ thống các nghi lễ trong lễ hội Phủ Dầy là nghi lễ hầu đồng gắn với hát văn các giá đồng ca ngợi công lao của Thánh Mẫu và các nhân vật tín ngưỡng: Quan Đệ Nhất, Ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bảy, Cô Bơ, Cô Chín;... ca ngợi những người có công lao với nước, với dân; ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước…

Có thể nói, lễ hội Phủ Dầy tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, tín ngưỡng bản địa của người Việt. Lễ hội Phủ Dầy đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Vào tháng ba, lúa xuân đương thì con gái. Các cánh đồng như những tấm thảm khổng lồ xanh mỡ màng, mướt mắt bao quanh quần thể di tích. Lễ hội Phủ Dầy với các đoàn rước, các hoạt động hội hè tưng bừng, náo nhiệt, sôi động một vùng quê như một cuộc trình diễn sắc màu rực rỡ sẽ là trải nghiệm mang đến những cảm nhận sâu đậm và khó phai đối với du khách.

Đến với lễ hội, người dân và du khách thập phương còn đến với không gian linh thiêng bao gồm 20 di tích, đền, phủ, chùa, lăng trong hệ thống thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại làng Vân Cát - Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Và ngôi chùa cổ 10 thế kỷ

Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương Đông là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, trước có tên là chùa Đùng, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thôn Ninh Trung ngày xưa cũng được lấy tên theo ngôi chùa này, từng gọi là thôn Đùng. Về quy mô, nơi đây cũng giống như những ngôi chùa khác tại Việt Nam, bao gồm Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Theo lời kể của dân làng, một thời gian dài nơi đây chỉ là nơi thờ cúng, nhưng theo thời gian kiến trúc bị hao mòn, cây cối bủa vây nên nơi đây dần bị bỏ quên.

Địa Tạng Phi Lai Tự từng được gọi là Chùa Đùng, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. (Ảnh: P.V)

Địa Tạng Phi Lai Tự từng được gọi là Chùa Đùng, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. (Ảnh: P.V)

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Theo lời kể của Đại đức Thích Minh Quang, Phi Lai có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Địa Tạng Phi Lai có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật rồi.

Để đến được đây, du khách chỉ mất khoảng hơn một tiếng lái xe từ Hà Nội là đến tận cửa chùa. Vị trí chùa ở trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng nên có hẳn một bãi xe lớn. Vì thế du khách có thể an tâm lái ô tô để đến đây. Từ bãi đỗ xe, đi bộ thêm một đoạn ngắn là bạn đã đến ngay ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian bình lặng bậc nhất Hà Nam.

Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa cũng rất khác biệt, đó là điểm riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát. Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo, Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni - Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn. Ở khuôn viên của chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, các thảo dược, thuốc chữa bệnh, rau rừng…

Dưới chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2 để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc chay. Còn với những ai thích đọc sách, nhất là những quyển sách nuôi dưỡng tâm hồn thì đây đúng là thiên đường với số lượng sách đáng nể phủ kín các bức tường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi trong không gian yên tĩnh của chùa để thưởng thức trà hay ngắm nhìn những chậu phong lan sau nhà thờ Tổ.

Với lối kiến trúc cổ độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương lúa chín thoang thoảng, tiếng chim hót, tiếng suối chảy, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Tin cùng chuyên mục

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Đọc thêm

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.