Tây Hồ sẽ trở thành 'trung tâm văn hóa, du lịch' của Hà Nội

Đặc sắc lễ rước nước từ chùa Trấn Quốc về đình làng Yên Phụ. (Ảnh: Quang Thái)
Đặc sắc lễ rước nước từ chùa Trấn Quốc về đình làng Yên Phụ. (Ảnh: Quang Thái)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tây Hồ được biết đến là vùng đất cổ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, nơi lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, các làng cổ, làng nghề truyền thống và cảnh sắc nên thơ gắn với nhiều huyền thoại. Trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, trong năm 2024 và những năm tới, Tây Hồ sẽ trở thành “trung tâm văn hóa, du lịch” của Hà Nội.

Vùng đất “rồng thiêng hội tụ”

Trong tâm thức mỗi người dân Thủ đô, vùng đất Tây Hồ luôn gắn với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, được mệnh danh là vùng đất “rồng thiêng hội tụ” với thế đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”. Theo quan niệm phong thủy, xung quanh hồ là cả một vùng đất mang nhiều hình dáng các vật linh: phía đền Quan Thánh là đất hình Phượng, phía Yên Ninh là hình Rồng, phía Quảng Bá là hình Rùa, phía Quán La là hình Ngựa, phía Ngũ Xã là hình Lân. Những “linh vật” này đều chầu về hồ Tây. Hồ Tây là tâm điểm của một vùng “linh địa”.

Trải qua nhiều thế kỷ, Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú. Dưới màu non xanh nước biếc của hồ Tây, phủ Tây Hồ xuất hiện từ thời Lê - Trịnh, nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng linh thiêng, được coi là một trong những nôi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Quanh hồ Tây là nhiều di tích lịch sử mang dấu ấn đậm nét của Kinh thành Thăng Long xưa như: Chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ... Trong số 71 di tích ở vùng này đã có 40 di tích được xếp hạng và trở thành điểm đến nổi tiếng của các du khách trong và ngoài nước. Ở các di tích này có nhiều văn vật có giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá…

Quanh hồ còn có một dải làng nghề phục vụ cho sinh hoạt đô thành như: Giấy dó Yên Thái, hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, trồng sen và ướp trà sen Quảng An, xôi Phú Thượng… Nhiều nghề thủ công đã có tới nghìn năm tuổi là niềm tự hào của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hồ Tây có một vùng văn hóa riêng biệt, là nguồn cảm hứng, nguồn thi tứ của bao thế hệ người Hà Nội, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước qua những lễ hội độc đáo. Lễ hội ở Tây Hồ chủ yếu vào mùa xuân tại các làng và đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong nghi thức lễ tiết, trong không gian văn hóa, trong diễn xướng... Các lễ hội đều hướng tới cầu nước, mừng mưa, cầu được mùa, dâng lễ vật tạ ơn trời đất, tổ tiên. Nhiều hội xuân còn ấp ủ cả triết lý phồn thực, giao duyên...

“Đánh thức” lợi thế để phát triển

Trong bối cảnh Thành phố Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, quận Tây Hồ đang tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện việc xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, tạo sức hấp dẫn cho quận Tây Hồ, lan tỏa cảm hứng sáng tạo, ý thức bảo tồn văn hóa lịch sử trong mỗi người dân và du khách. Đây cũng là phương thức để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, tăng khả năng thu hút khách du lịch nhằm đưa Tây Hồ trở thành “trung tâm văn hoá, du lịch” của Hà Nội trong thời gian tới đây.

Quận Tây Hồ đang tập trung xây dựng không gian văn hóa sáng tạo đặc trưng, không chỉ nhằm phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng, mà hơn hết, những không gian đó sẽ “đánh thức” giá trị văn hóa lịch sử gắn với đặc trưng của khu vực hồ Tây.

Ví như, đêm Giao thừa năm Giáp Thìn 2024, “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” do UBND quận Tây Hồ phối hợp cùng các đối tác tổ chức đã thu hút hàng triệu người thưởng lãm. Màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 máy bay không người lái (drone) tái hiện hình ảnh Vua Lý Thái Tổ, cảnh rồng bay và những danh lam, thắng cảnh của vùng đất Thăng Long - Hà Nội trong thời khắc vượng khí giao thoa đất trời.

Linh thiêng phủ Tây Hồ. (Ảnh: PV)

Linh thiêng phủ Tây Hồ. (Ảnh: PV)

Theo ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”, “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” được kỳ vọng sẽ trở thành sự kiện ý nghĩa, văn minh, mang đậm các giá trị bản sắc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đồng thời, góp phần vào chiến lược “Thành phố sáng tạo”, khẳng định vị thế điểm đến quốc tế của Thành phố Hà Nội và trở thành niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội và Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: “Trong năm 2024, để đưa Tây Hồ trở thành “trung tâm văn hoá - du lịch” của Hà Nội, quận Tây Hồ sẽ tập trung một số nội dung trong các hoạt động quản lý và phát triển văn hoá như: thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích, lễ hội, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án trong lĩnh vực văn hóa du lịch như: Đề án “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi”; Đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây”; Đề án “Phát triển làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch”; nghiên cứu đầu tư tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá điểm nhấn, đặc trưng của Tây Hồ, gắn với hồ Tây, với các di tích lịch sử - văn hoá xung quanh hồ Tây.

Kết nối, tổ chức các tour du lịch văn hoá khám phá truyền thống văn hóa lịch sử địa phương. Tiếp tục đổi mới sáng tạo trong tổ chức hoạt động của Không gian văn hoá sáng tạo Tây Hồ - phố đi bộ Trịnh Công Sơn, với sự tham gia tích cực của người dân, kết hợp với các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng triển khai xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo trên địa bàn gắn với di tích lịch sử văn hoá như không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề làm giấy dó truyền thống của làng Yên Thái xưa gắn với di tích lịch sử đình Trích Sài, không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng gắn với di tích lịch sử đình Phú Gia...

Và để thực hiện các hoạt động này, quận Tây Hồ sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội hoá đầu tư phát triển các không gian văn hoá sáng tạo, hỗ trợ sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn, đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hoá...”.

Tin rằng, với việc khai thác tiềm năng văn hóa lịch sử, cảnh quan để phát triển các không gian văn hóa sáng tạo, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghìn năm văn hiến, quận Tây Hồ trong thời gian tới sẽ thu hút thêm hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất “rồng thiêng hội tụ”.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.