Có nên đánh thuế ánh nắng mặt trời?

Những tấm thu năng lượng mặt trời tại Tây Ban Nha. Ảnh: Internet
Những tấm thu năng lượng mặt trời tại Tây Ban Nha. Ảnh: Internet
(PLO) - Người dân Tây Ban Nha đang phản ứng giận dữ trước đề xuất đánh thuế đối với những người tự sản xuất ra điện từ năng lượng mặt trời.
Sáu năm trước, chính phủ Tây Ban Nha đã tích cực kêu gọi người dân tự sản xuất nguồn “năng lượng xanh” của họ bằng các chính sách hỗ trợ lắp đặt ban đầu. Do đó, người dân Tây Ban Nha đã đổ xô đi lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời để tự sản xuất điện phục vụ nhu cầu cá nhân. Vốn nổi tiếng là nơi tràn ngập ánh sáng mặt trời, nguồn năng lượng điện do người dân Tây Ban Nha tự sản xuất được đã tăng vọt lên, đủ phục vụ nhu cầu nên nhiều người đã không cần mua điện của nhà nước.

Do đó, sau một thời gian áp dụng, chính phủ đã hạn chế lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời và cuối cùng là một đề xuất chính sách cải cách năng lượng hồi tháng 7 vừa qua, theo đó mở ra khả năng rút lại những quy định có từ trước đó. Các nhà làm luật đã đề xuất một loại các giải pháp, trong đó có việc chủ sở hữu những tấm thu năng lượng mặt trời có thể chuyển nguồn năng lượng dư thừa của họ vào hệ thống lưới điện và sử dụng nguồn điện này sau đó nhưng không được chính phủ chấp thuận.

Chính phủ Tây Ban Nha nói rằng, với việc tỉ lệ người dân “tự cung cấp điện” đang tăng lên, nguồn thu cho hệ thống lưới điện thông thường sẽ giảm đi trong khi những khoản chi tiêu cần thiết để bảo trì hệ thống lưới điện vẫn giữ nguyên.
“Nếu tôi tự sản xuất điện cho mình, nhưng tôi lại kết nối với hệ thống điện quốc gia để có nguồn điện dự phòng trong trường hợp nguồn điện của tôi gặp trục trặc, tôi phải đóng góp cho chi phí vận hành toàn bộ hệ thống” – bộ trưởng năng lượng Tây Ban Nha Alberto Nadal nói. Chính phủ Tây Ban Nha hy vọng cải cách về chính sách năng lượng sẽ giúp nước này xử lý khoản nợ 26 tỉ euro (35 tỉ USD) do chính sách điều tiết chi phí năng lượng và giá cả gây ra.
Theo đề xuất của chính phủ Tây Ban Nha, người dân sẽ phải trả một khoản phí dự phòng cho nguồn năng lượng mà họ có được từ các tấm thu năng lượng mặt trời, ngoài khoản phí truy cập mà tất cả mọi người sử dụng nguồn điện từ hệ thống điện lưới thông thường đều phải trả.
Theo đề xuất, nếu người dân phải trả khoản phí truy nhập đường điện 0,053 euro mỗi kWh, họ sẽ phải đối mặt với việc phải trả một khoản phí dự phòng lên đến 0,068 euro mỗi kWh. Đề xuất cải cách trên cũng nói rằng, những người không khai báo lượng điện tự sản xuất được để nhà chức trách thu thuế có thể bị phạt lên đến 30 triệu euro.

Đề xuất nói trên đã vấp phải sự phản ứng kịch liệt của người dân, đặc biệt là những người đã bỏ ra một số tiền lớn để lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời. Với việc chính phủ đánh thêm thuế vào nguồn điện tự sản xuất được, người dân Tây Ban Nha sẽ phải mất trung bình từ 12 đến 20 năm mới có thể thu hồi lại được khoản vốn đã đầu tư để mua tấm thu năng lượng mặt trời. Một số người cho biết sẽ nhất quyết không khai báo, dù có khả năng bị phạt.

Ông Jaume Serrasolses – thư ký của tổ chức thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời (SEBA) - nói: “Chúng ta sẽ là nước duy nhất trên thế giới đánh thuế đối với việc sử dụng mặt trời. Những điều kỳ lạ đang xảy ra tại Tây Ban Nha và đây là một trong số đó”. Một số nước trong khi đó đang theo dõi sát sao các diễn biến tại Tây Ban Nha. Chính phủ các nước như Latvia, Cộng hòa Séc, Italia, Hy Lạp dường như cũng đang cân nhắc về các chính sách tương tự.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.