Nhà máy điện hạt nhân có thể “nghỉ hưu” sớm

Nội các Đức hôm 6/6 thông qua dự thảo cắt giảm dần năng lượng hạt nhân cho đến năm 2022 với lộ trình có thể sớm hơn đến 7 năm so với thời gian biểu đưa ra trước đó, AFP cho hay.

Nội các Đức hôm 6/6 thông qua dự thảo cắt giảm dần năng lượng hạt nhân cho đến năm 2022 với lộ trình có thể sớm hơn đến 7 năm so với thời gian biểu đưa ra trước đó, AFP cho hay.

Thủ tướng Merkel và Bộ trưởng Môi trường Roettgen. Ảnh AFP
Thủ tướng Merkel và Bộ trưởng Môi trường Roettgen. Ảnh: AFP
Tiến trình cắt giảm năng lượng hạt nhân của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, theo như dự thảo, sẽ diễn ra nhanh hơn so với tuyên bố trước đó của Thủ tướng Angela Merkel với 9 lò phản ứng hạt nhân dự kiến đóng cửa trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2022.

Trước đó, bà Merkel cho biết, ngoài 7 lò phản ứng cũ nhất đã bị đóng cửa từ sau thảm họa hạt nhân của Nhật Bản, 6 lò phản ứng khác sẽ dừng hoạt động vào năm 2021 và 3 lò phản ứng hạt nhân mới nhất sẽ chính thức “nghỉ hưu” từ năm 2022.

Ngoài ra, dự thảo nói trên tập trung vào các giải pháp thay thế nguồn năng lượng hạt nhân vốn chiếm 22% nhu cầu điện năng của nước này, trong đó bao gồm: xây mới các nhà máy điện sử dụng gas và than, mở rộng quy mô sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh như sức gió và năng lượng mặt trời, giảm điện năng tiêu thụ và cải tạo hệ thống truyền tải điện.

Hà Dung

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.