Chuyện tình cổ tích của người thủy thủ Đoàn tàu không số

Tàu không số mật hiệu 187 chở vũ khí vào Nam. (Ảnh tư liệu)
Tàu không số mật hiệu 187 chở vũ khí vào Nam. (Ảnh tư liệu)
(PLO) - Chiến sĩ Đỗ Xuân Tâm của Đoàn tàu không số năm xưa tạm biệt người vợ thân yêu của mình lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt sau 3 ngày trăng mật biền biệt cách xa. Để rồi cuộc hội ngộ bất ngờ không hẹn ước sau 10 năm cách trở, không có tiếng khóc nghẹn ngào, chỉ có ánh mắt thẳm sâu của người vợ và vòng tay siết chặt của người chồng như thay lời muốn nói: Mười năm không gặp ta vẫn chờ nhau. 
Câu chuyện về chuyện tình lãng mạn của chiến sĩ tàu không số Đỗ Xuân Nam một lần nữa khắc sâu trong lòng những người còn sống về đức hi sinh quên tình riêng vì nghĩa lớn của dân tộc
Chuyến đi trong niềm thương nhớ
Để tiếp tục chi viện vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, con tàu không số mang mật danh 187 được lệnh vượt biển sang cảng Hậu Thủy - Trung Quốc tiếp nhận vũ khí trang bị chở vào miền Nam. Trước khi đi Tâm báo cáo đơn vị xin nghỉ 7 ngày phép cưới vợ. Đám cưới thời chiến của chiến sĩ tàu không số với cô Bí thư chi đoàn 21 tuổi Nguyễn Thị Xuân giản dị, chỉ có bánh kẹo, thuốc lá Sông Cầu, trầu cau. 
Cô dâu mặc quần lụa, áo lon trắng, chú rể mặc quần xanh, áo xanh nõn chuối, đóng phăng. Ngày ấy cô dâu không có hoa cưới, chỉ có chiếc túi bốn quai, cầm cho đỡ ngượng ngày về nhà chồng. Trong đó cái gương, cái lược, chứ không có nhẫn vàng, vòng bạc như bây giờ.
Ông Tâm cưới vợ được đến ngày thứ 3, thì có lệnh đơn vị triệu tập cho chuyến vượt biển mới. Ngày tạm biệt, chị Xuân nghẹn ngào rơi lệ tiễn chồng ra đầu ngõ, ông Tâm cầm tay vợ nói “Anh đi không hẹn ngày về, nhưng em hãy tin nhất định anh sẽ sống và luôn ở bên em”. Tâm ôm vợ và khoác ba lô ra đi trong niềm thương nhớ ấy.
Vợ chồng ông Đỗ Xuân Tâm ngày mới cưới
Vợ chồng ông Đỗ Xuân Tâm ngày mới cưới
Ngày 11/6/1966 từ Cống Đông - Quảng Ninh, con tàu không số mang mật danh 187 vượt biển ra khơi, chở đầy ắp tình yêu quê hương đất nước của 18 thủy thủ. Thuyền trưởng là Phan Xã, Chính trị viên là Lê Công Thương, ông Tâm là thủy thủ. Chuyến đi này, cấp trên tăng cường “cố vấn” thuyền trưởng Dương Tấn Kịch là người rất giỏi thiên văn địa lý và Chính trị viên Hồ Đức Thắng. 
Sau 8 ngày lênh đênh trên hải phận quốc tế và vòng trách sự lùng soát của tàu địch, chiều 19/6/1966, tàu 187 đã  bắt được liên lạc với Côn Đảo, nhưng do trời nhá nhem tối, nên tàu không thể vào bến được. Để bảo đảm bí mật và an toàn, thuyền trưởng Phan Xã đã quyết định cho tàu thả trôi. Bỗng trên trời có tiếng gầm rú, rồi chiếc máy bay trinh sát của địch từ đâu xuất hiện. Chúng bay vòng đi, vòng lại rồi dừng lại phía ca-bin chụp ảnh. 
Mặc cho chúng chụp, các chiến sĩ giả vờ như không biết, việc ai nấy làm, người câu cá, người nấu ăn, người xách nước, người tắm giặt, người vá lưới. “Tình huống lúc đó gay cấn lắm nhưng tất cả anh em đều rất bình tĩnh. Tôi thì đang nấu ăn trong bếp. Khi máy bay sà xuống thấp, tôi nhìn rõ tên phi công địch. Tôi còn cầm chiếc đùi gà to giơ lên. Một tên địch nhìn tôi nhoẻn miệng cười”. Ông Tâm nhớ lại.
Do đi trong đêm tối, không có hải đồ và để giữ bí mật, tàu không được phép phát tín hiệu nhiều lần. Vì vậy, ngay cả đến khi tàu vào gần sát bờ cũng không biết đi hướng nào cho đúng, bến Vàm Ba Động phía trước chỉ là phán đoán theo kinh nghiệm. Đúng lúc đó, Hồ Đức Thắng bảo rằng: “Anh Kịch ơi, anh nhầm rồi, tôi xin lấy tính mạng của mình mà đảm bảo rằng đây không phải là Vàm Ba Động”. 
Hai cố vấn kỳ cựu - một người dựa vào kiến thức thiên văn, một người dựa vào kinh nghiệm đều cho rằng nhận định của mình là chính xác. Khi đó, Chi uỷ Chi bộ tàu 187 tổ chức hội ý chớp nhoáng, xác định lại phương hướng và tìm bến cập tàu, nhưng không ai có phương án tối ưu vì chưa ai khẳng định chắc chắn bến Vàm Ba Động là ở phía trước. Cuối cùng, chi uỷ thống nhất xin ý kiến trên. Cấp trên điện chỉ đạo “Tìm ngư dân để hỏi”. 
Ngay sau đó tàu gặp một chiếc ghe, trên ghe có một ông già khoảng ngoài 60 tuổi và một cậu bé hơn 10 tuổi. Những thuỷ thủ giọng miền Nam cất tiếng: “Ông cho hỏi đây là ở đâu, có phải Vàm Ba Động không?”. Do hoảng hốt nên ông già chưa kịp nói câu nào, còn cậu bé thì sợ quá, chỉ biết khóc. Ông già ngư dân chưa kịp trả lời, bỗng trên trời tiêng máy bay ầm ầm xuất hiện, chúng nhào tới thả một loạt pháo sáng rồi bắn xối xả vào tàu. Thuyền trưởng Phan Xã chỉ huy các thủy thủ bình tĩnh chiến đấu, nhân viên cơ yếu phát tín hiệu báo cáo cấp trên tàu đã bị lộ. Cấp trên chỉ lệnh “hủy tàu”. 
Đúng lúc đó thì tàu mắc cạn. Tình huống nguy cấp quá, trời đã sáng rõ, tàu địch từ hướng Bắc lao tới bắn dữ dội. Không còn cách nào khác, phải hủy tàu để giữ con đường bí mật. Thuyền trưởng Phan Xã lệnh cho máy trưởng Vũ Sơn An khẩn trương lắp kíp bộc phá để hủy tàu, còn tất cả các thủy thủ rời ràu nhảy xuống biển, tìm cách bơi vào bờ, bí mật liên lạc với nhân dân, xin ứng cứu. 
Bơi vào được bờ, nhưng tàu chưa hủy được. Không thể để tàu rơi vào tay địch, thuyền trưởng Phan Xã đã bắt liên lạc với đồng chí Tư Mau (tức Phan Văn Nhờ, khi đó là Đoàn phó Đoàn 962 của Quân khu 9), điều hai khẩu ĐKZ tới bắn vào tàu. Hai làn đạn DKZ vang dậy cả một vùng rộng lớn mà con tàu chỉ bốc cháy chứ không nổ. 
Sau khi 18 chiến sĩ bơi vào bờ, mỗi người thất lạc một nơi. Có người gặp được cơ sở của ta, người thì thất lạc vào rừng. Ba ngày sau, thuỷ thủ tàu 187 được người dân địa phương và bộ đội đơn vị 962 tìm kiếm, gom về căn cứ. Tất cả 18 anh em thì chỉ tập hợp được 16 người, chính trị viên Lê Công Thương hy sinh ngay trên bãi cát cửa Vàm Ba Động, thuỷ thủ Trần Quang Phiêu - Hàng hải số 1 - bị trúng đạn gãy chân trên bãi cát và bị địch bắt. 
Riêng báo vụ Phan Thành Duyên bị lạc vào rừng mắm. Sau 4 ngày đêm không nước, không cơm đã nhặt lá dừa khô, tìm một gò cao để kê lên, chờ chết, rất may là anh em đơn vị 962 đã tìm thấy và kịp thời cứu sống.
Sau chuyến đi ấy, ông Tâm và đồng đội nhận lệnh của Đoàn 125 hành quân bộ sang Campuchia để từ đó ra Bắc, nhưng khi vừa đặt chân tới biên giới thì tình hình chính trị Campuchia có biến động, cả đoàn quay về rừng đước Cà Mau chờ thời cơ. Nào ngờ, ông và nhiều đồng đội đã phải chờ đợi tới cả chục năm trên vùng đất Mũi sình lầy ấy.
Ông Đỗ Xuân Tâm ( ảnh do ông Tâm cung cấp)
Ông Đỗ Xuân Tâm ( ảnh do ông Tâm cung cấp) 
10 năm nhớ thương
Quãng thời gian 10 năm biền biệt xa người vợ trẻ, cũng là 10 năm hai vợ chồng ông Tâm không được phép viết cho nhau một dòng thư nhắn gửi. Ông bảo, hồi xin nghỉ phép 7 ngày về cưới vợ, ai cũng bảo anh chàng này “đánh nhanh rút gọn”, nhưng thực ra trước đó ông đã báo cáo với đơn vị về “một nửa” của mình là cô gái 21 tuổi Nguyễn Thị Xuân - người cùng quê và đang là Bí thư Thị đoàn Đồ Sơn. 
Hôm tổ chức, đơn vị còn chu đáo cho xe và cử cán bộ về cùng lo liệu đám cưới. Cũng như nhiều chuyến đi trước, khi bước chân lên tàu, ông Tâm và các đồng đội của ông đều phải để lại mọi thứ liên quan, từ tên tuổi, quê hương gia đình cho đến cả người thân cũng phải giấu. 
Những ngày ông xa nhà, chị Nguyễn Thị Xuân có đến Đoàn 125 để hỏi tin tức chồng, nhưng lần nào cũng chỉ nhận được thông báo ngắn gọn: Chồng đang đi công tác xa nhà. Chị lại trở về trong niềm nhớ thương khắc khoải. Còn ông Tâm trong suốt thời gian hoạt động trong vùng rừng đước Cà Mau, ông hoàn toàn bặt tin gia đình. 
Kể từ ngày chia tay người vợ mới cưới (3/3/1965) để nhận nhiệm vụ trên tàu 187 cho tới ngày đất nước thống nhất, đúng 10 năm ròng rã ông bặt vô âm tín. Có những lúc ông nghĩ, vợ ông chắc không còn nữa, đã lấy chồng khác hoặc có thể hi sinh. Nhưng ông Tâm luôn đau đáu nhớ về người vợ trẻ. Ông nghĩ, dù 10 năm hay 20 năm, ông vẫn yêu vợ và mong ngày trở về đoàn tụ gia đình. 
Ngày ấy miền Bắc bị máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội. Nghe trên đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh bị bom đạn Mỹ oạnh tạc tàn phá, tim ông như thắt lại, lòng ông như lửa đốt. Ông thương cho người vợ mới cưới sau 3 ngày trăng mật phải xa cách biệt ly. Càng nhớ thương, ông càng lao vào chiến đấu và hi vọng chiến thắng trở về.
Một ngày trung tuần tháng 6 năm 1975 sau ngày đất nước giải phóng, lúc đó chừng 1 giờ chiều, ông Tâm và anh em đơn vị đang học Nghị quyết tại hội trường thì được thông báo có đoàn khách của Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn 125 vào thăm. Đồng chí trực ban đơn vị tới gặp riêng Đỗ Xuân Tâm, bảo: “Anh Tâm ơi, lãnh đạo đơn vị còn đưa cả chị Xuân vào thăm anh đấy!”. Tâm phân vân “Không lẽ là cô ấy thật. Chẳng nhẽ đó là vợ mình 10 năm không gặp”. 
Chiếc xe U oát của đoàn khách đỗ xịch trước sân đơn vị, một cô gái tay cầm chiếc nón lá miền Bắc bước ra khỏi xe. “Đúng vợ mình thật rồi”. Tâm ào chạy lại gần vợ. Chẳng ai nói được câu gì. Thay lời tình yêu là cái nhìn sâu thẳm của Xuân và vòng tay siết chặt của Tâm trước tiếng vỗ tay của đồng đội. 
Sau này, khi hỏi vợ tại sao trong phút giây trùng phùng sau hàng nghìn ngày xa cách ấy mà em không hề rơi nước mắt?. Bà Xuân trả lời: “Từng ấy năm em đã khóc thầm vì mòn mỏi đợi chờ, hy vọng nên bao nhiêu nước mắt đã lặn hết vào tim em rồi”.  
Nói về chuyện xa vợ đằng đẵng 10 năm, ông Tâm bảo “10 năm đợi chờ cũng là thước đo chung thủy. Ngày ấy, chiến tranh liên miên, tình yêu phần lớn đã giành cho Tổ quốc, còn đối với tình cảm riêng tư chỉ là thứ yếu thôi. Tình yêu sau mười năm không gặp tình chừng đã cũ, nhưng không, với tôi cho đến bây giờ vẫn vẹn nguyên như ngày mới cưới”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.