Chuyện thời du học (Kỳ 2): Bốn ngày trên tàu hỏa xuyên Hoa lục

Bản đồ hành trình tầu hỏa xuyên Hoa lục.
Bản đồ hành trình tầu hỏa xuyên Hoa lục.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như đã nói ở kỳ trước, tối ngày 2/8/1973, chúng tôi lên tàu ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Qua “ải” Nam Quan vẫn ngồi trên tàu Việt Nam. Đến Bằng Tường thì tầu hoả Việt Nam “thả” đoàn xuống và quay về. Anh chị em chuẩn bị lên tàu nước bạn. Lúc ấy khoảng 9 giờ sáng…

Thế hệ chúng tôi, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước tốt nghiệp phổ thông, trong những năm tháng còn chiến tranh bom đạn ác liệt ấy, rất nhiều bạn bè rời ghế nhà trường là phải ra trận. Chúng tôi, một số rất nhỏ có may mắn là được đi du học. Người đi Liên Xô, người sang Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungari, Ba Lan, Rumania…

Ngày ấy đi du học sang châu Âu toàn đi bằng tầu hoả (trừ một lần vào năm 1969 do chiến tranh biên giới Xô - Trung, anh em đi bằng tầu biển của Liên Xô sang đón ở cảng Hải Phòng đi Vlađivostok, Liên Xô, rồi từ đấy lại đi tiếp tầu hoả). Chắc nhiều người có thể không còn nhớ những ngày dài đằng đẵng đi tầu hoả thời ấy như thế nào, rồi những ngày bên “Tây” sinh hoạt ra sao?

Trong loạt bài “Chuyện thời du học”, tôi ghi lại những kỷ niệm để tôi cũng như nhiều người đã từng trải qua cùng nhớ lại những kỷ niệm của thời ấy, mà giờ đã nửa thế kỷ trôi qua. Trân trọng gửi tới bạn đọc.

Sân ga Bằng Tường băng rôn đỏ giống những gì đã nhìn thấy trên hoạ báo Trung Quốc thời cách mạng văn hoá. Loa phóng thanh của ga phát lời chào mừng bằng tiếng Việt lơ lớ: “Chào mừng các bạn Việt Nam …”.

Nhà ga thưa vắng, ít người, chủ yếu là nhân viên. Lác đác một số người Trung Quốc trong ga nhìn đoàn sinh viên Việt Nam với con mắt tò mò, ngạc nhiên. Nhà ga Bằng Tường chỉ là nhà ga biên giới của Trung Quốc nhưng khi ấy chúng tôi đã có cảm giác to lắm. Tầu hoả Trung Quốc đã chờ sẵn trên đường ke ga.

Có một vài cán bộ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam đi theo đoàn hướng dẫn anh chị em lên tàu. Trước khi lên tầu anh chị em được cán bộ dẫn đoàn phát cho mỗi người 2 Nhân dân tệ, và được dặn để có thể lúc xuống ga nào đấy mua một vài thứ lặt vặt đồ lưu niệm. Lên tàu Trung Quốc thấy các bàn trên toa tầu bày sách đỏ Mao tuyển, huy hiệu “bác Mao”!

Từ Bằng Tường lên tới biên giới Trung - Xô, cả mấy ngày “bọn tôi” được “đón chào” với nhạc trên tàu phát liên tục “Đông Phương Hồng…” rồi “Việt Nam Trung Hoa, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…”. Do đã được “quán triệt” từ trước khi lên đường nên bọn tôi chỉ xem qua các hoạ báo rồi để lại, tuyệt đối không lấy cái gì, bởi những thứ này sang đất Liên Xô mà bị họ phát hiện thì rất rắc rối…

Tầu hoả chở du học sinh Việt Nam là tầu “chuyên xa”, đoàn tầu dành riêng cho khách quốc tế và chuyến này “thuê bao trọn gói” cho đoàn mấy trăm học sinh Việt Nam, không có khách Trung Quốc. Khác các đoàn tầu chở khách nội địa Trung Quốc khi ấy mà chúng tôi nhìn thấy dọc đường, hành khách chen chúc…

***

“Vũ Hán Trường Giang Đại kiều”- Cầu lớn sông Trường Giang ở Vũ Hán, đoàn tầu đưa chúng tôi đi du học chạy qua cầu này.“Vũ Hán Trường Giang Đại kiều”- Cầu lớn sông Trường Giang ở Vũ Hán, đoàn tầu đưa chúng tôi đi du học chạy qua cầu này.

Đáng nhớ nhất là các bữa ăn trên tầu Trung Quốc. Trải qua những ngày tháng sơ tán, chạy bom đạn… ăn uống kham khổ, thiếu thốn, lần đầu tiên được ăn “cơm Tầu”, dù là “cơm Tầu” trên tầu hoả nhưng sao mà nó ngon thế! Nhất là món canh miến. Sợi miến nhỏ như sợi dây cước. Và tôi để ý những lần sau này đi công tác hoặc du lịch qua Trung Quốc, cũng ăn miến nhưng không thấy giống và ngon như miến của lần đi tầu hoả năm ấy.

(Tuy nhiên món cơm trắng không ngon bằng cơm trắng Việt Nam. Cơm trắng của Việt Nam hạt gạo nhỏ và săn. Cơm trắng bên ấy hạt gạo to, dính và nát. Kể cả cơm trắng tôi ăn trên tầu hỏa ngày ấy và ăn những lần đến Trung Quốc sau này đều giống thế).

Phục vụ trên tầu “nước bạn” toàn đàn ông: tóc cắt cua, đồng phục quần cỏ úa, áo trắng cộc tay, dép giọ, ngực đeo huy hiệu “bác Mao” to gần gấp đôi cái trôn bát xệ cả ngực áo… Tàu Trung Quốc kéo bằng đầu máy hơi nước đốt than, cửa sổ thông toang nên sau mấy ngày ngồi tầu mặt mũi ai cũng lấm lem. Lấy ngón tay ngoáy mũi ra cục “gỉ mũi” đen xì.

Đặc biệt tầu chạy qua vùng đồng bằng Hoa Nam (với trung tâm là Vũ Hán, nơi bùng phát Covid) nằm sâu trong lục địa, xa biển, mùa hè tháng 7 cực nóng, nắng nóng xuyên qua lưới cửa sổ tầu hoả tưởng chừng như đang ngồi trong lò than.

Chuyến “chuyên xa” này là tầu nhanh, rất ít dừng đỗ. Chỉ dừng ở vài ga các thành phố lớn. Từ Bằng Tường tầu chạy về phía bắc tới thủ phủ Nam Ninh. Qua Nam Ninh của Quảng Tây, rồi vượt Hồ Nam với thủ phủ là thành phố Trường Sa.

Tầu vượt sông Trường Giang trên cây cầu sắt “Vũ Hán Trường Giang Đại Kiều” tiến vào nhà ga Vũ Hán. Cảm giác thấy cây cầu khá dài (vì lúc ấy ở ta chưa có cầu Thăng Long. Chứ thực tế cầu chính Thăng Long vượt sông (1.688m) dài hơn cầu chính Vũ Hán (1.670m).

Trên đường đi, tầu dừng ở ga Vũ Hán lâu nhất, tầm 20 phút. Anh em xuống ga mua mấy thứ trong số tiền 2 tệ ấy. Có bạn thấy kem ngon làm luôn 2- 3 cái là hết tiền. Tôi “làm” một que kem, số tiền còn lại mua được cái bấm móng tay và 2 cái khăn mùi xoa bé tí!

***

Bỏ lại Vũ Hán phía sau, tầu tiếp tục chạy nhằm phương bắc thẳng tiến… Tầu không qua trung tâm Bắc Kinh mà chỉ chạy bên ngoài. Tàu chạy qua các thành phố lớn của “nước bạn” từ Nam Ninh, Vũ Hán, An Huy, Cáp Nhĩ Tân… chỉ thấy dòng người lầm lũi mặc “đại cán” màu cỏ úa, đạp xe đạp “Vĩnh Cửu” hoặc xe “trâu” (loại xe đạp phanh đũa, bánh to, không có chắn bùn) đằng sau có cái xô sắt tây…

Thỉnh thoảng tàu chạy song song với phố thì nhìn thấy các cửa hàng với dòng người xếp hàng dài dằng dặc… chắc mua thực phẩm. Từ Bằng Tường lên Bắc Kinh đã thấy xa. Nhưng từ Bắc Kinh để lên tới biên giới Trung - Xô ở Mãn Châu còn xa lắm.

Có lẽ từ Bằng Tường đến Bắc Kinh mới được hơn nửa đường. Năm ấy chuyến tầu hoả chúng tôi đi không qua Mông Cổ mà qua Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ xứ Mãn Châu để lên biên giới Trung -Xô.

Bốn ngày bốn đêm không nghỉ, chỉ dừng ít phút ở một vài ga lớn để tiếp nước lên két và đổi kíp lái, tàu chạy một mạch. Vượt chặng đường hơn 4.000 cây số từ ga Bằng Tường ở biên giới Trung Việt, tầu đến biên giới Trung - Xô. Dừng ở ga Mãn Châu Lý, bên kia là ga Zabaikalxk (Забайкáльск) của Liên Xô.

Tàu hoả đến ga Mãn Châu Lý vào buổi sáng theo giờ Bắc Kinh. Cảm giác đầu tiên thật lạ kỳ. Vẫn là một dải đất liền, thế mà bên này là đất Trung Quốc, toàn dân “đầu húi cua, mắt một mí”. Chỉ cách mấy mét, qua cái barie quy ước, là đất Liên Xô, thì toàn dân “da trắng, mũi lõ”.

Lẽ ra phải được ăn sáng nhưng sắp đến giờ xuống tàu Trung Quốc để chuẩn bị qua biên giới đón tàu Liên Xô nên cũng "bị cắt"...

(Kỳ tới: Từ Mãn Châu Lý đến Hồ Baican)

Đọc thêm

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 8): Đằng sau mặt tiền các nhà phố cổ
(PLVN) -  Lần trước tôi đã kể về sự “oai” khi có nhà ở phố cổ Hà Nội! Nhất là phố cổ bắt đầu từ chữ “Hàng”! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự “oai” phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố, có cửa hàng ở các phố này thì sự “oai” phải … thôi rồi! Khỏi phải nói!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!

Hà Nội chuyện cũ, chuyện mới (Kỳ 7): Chuyện của người “Phố Cổ”!
(PLVN) -  Những ai ở Hà Nội mà có nhà “phố cổ” hãnh diện lắm! Nhà ở phố cổ mà là phố bắt đầu từ chữ “Hàng” thì “oai” hơn! Nhưng nếu có nhà ở Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường thì sự hãnh diện phải tăng gấp đôi, gấp ba! Mà lại nhà mặt phố ở các phố này thì sự hãnh diện còn tăng gấp nhiều lần nữa!

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa

Theo chân du khách đi tìm khu nghỉ dưỡng Top 1 phố núi Sa Pa
(PLVN) -  Nét đẹp mộc mạc , ban sơ, mê đắm du khách của vùng đất Sa Pa được bao trọn trong tầm view từ khu nghỉ dưỡng Sapa Jade Hill - điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng phải lựa chọn khi đặt chân tới thành phố trong sương mù này .

BIM Group đồng hành cùng tổ chức Newborns Vietnam

Lễ ký kết giữa đại diện Newborns Vietnam – bà Suzanna Lubran và đại diện BIM Group – Bà Vũ Thanh Thủy - Giám đốc Marketing và Truyền thông đã diễn ra với sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc Gareth Ward, Phó GĐ BV Nhi và đại diện các viện Saint Paul, Phụ Sản Hà Nội, Hồng Ngọc và Chuyên gia y tế đến từ Anh Quốc.
(PLVN) -  Tối 22/6, Tập đoàn BIM Group và tổ chức Newborns Vietnam đã thực hiện lễ ký kết hợp tác tài trợ Chương trình Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh NLS trước sự chứng kiến của Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam

“Bật mí” chiến lược làm nên thành công của Acecook Việt Nam
(PLVN) - Nhắc đến Acecook là nhắc đến một doanh nghiệp Nhật đã thành công trong việc định hình khẩu vị ăn mì của người Việt qua hương vị tôm chua cay. Đến nay, Acecook trở thành thương hiệu được tin dùng trong gần 30 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh và luôn là đơn vị dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo

Ly kỳ truyền thuyết về bà thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải ở Côn Đảo
PLVN- Hàng trăm năm qua, người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) vẫn lưu truyền truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải, gắn liền 2 di tích miếu Bà An Hải và miếu Cậu. Họ cho rằng đó chính là nguồn gốc của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Truyền thuyết dân gian này dù tương phản với thực tế lịch sử nhưng điều thú vị là nó vẫn sống mãi theo thời gian.

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa

Báo chí – Nhịp cầu nối những đảo xa
(PLVN) - Hình ảnh những nhà báo vai ba lô, máy ảnh, máy quay hòa vào đoàn quân lên đường ra Trường Sa như nhắc nhớ đến một th ời đạn bom, cả nước cùng ra trận. Hơn thế nữa, đằng sau những trang viết là tình cảm sâu nặng của các nhà báo với những con người nơi đầu sóng.

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu

Đại hội đồng cổ đông Hoàng Quân 2022: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ngày 18/6, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) thông qua các báo cáo, tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT), thông qua các kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, phiên thảo luận nóng hơn bao giờ hết với những vấn đề thắc mắc của các cổ đông xung quanh việc phát hành 100 triệu cổ phiếu huy động 1.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng xanh: Mục tiêu xuyên suốt của Thừa Thiên - Huế

Nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn Thừa Thiên- Huế đang áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào các hoạt động sản xuất.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong xu thế đó, Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh, thành đã bắt nhịp và đang tìm cách kết nối, hội tụ nguồn lực để thực hiện.

longformPGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu

PGS.TS.BS Đậu Xuân Cảnh: Việt Nam và giấc mơ cường quốc về dược liệu
(PLVN) -  “Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, mang về hàng tỷ USD mỗi năm. Tương tự với cà phê, chúng ta cũng là nước sản xuất hàng đầu. Tôi mong muốn, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về dược liệu. Những sản phẩm từ dược liệu cũng như nền Đông Y của chúng ta sẽ được cả thế giới biết đến và đón nhận”, Thầy thuốc Nhân dân, PGS TS BS Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam chia sẻ.

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên

Hải Phòng: Chuyện cây đại di sản hơn 400 tuổi bên hồ An Biên
(PLVN) - Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”… Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Lý Sơn
(PLVN) - “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” là mô hình mang tính đặc thù riêng của lực lượng Cảnh sát biển, được triển khai từ năm 2017. Từ mô hình này, ngư dân không chỉ yên tâm phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, gìn giữ an ninh, trật tự trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ cúng như Thành Hoàng
(PLVN) - Đình làng xưa nay được biết đến là nơi thờ vị thần Thành Hoàng và những bậc tiền nhân có công lao với làng xã. Nhưng giữa đất Sài Gòn lại có một ngôi đình cổ xưa thờ một đại ca giang hồ. Ấy là đình Nhơn Hòa (phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) - nơi thờ Cậu Hai Miên (tức Huỳnh Công Miên).

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?

Bất động sản Đại An Lộc mạo danh công ty lớn dụ khách hàng mua đất?
(PLVN) - “Công ty em là nhà phân phối duy nhất của tập đoàn Đại Phúc để bán các sản phẩm tại dự án Diên Hồng trên đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh. Công ty em có dự án nằm liền kề, bên cạnh dự án Vạn Phúc City khoảng 600 nền, trong dự án có đầy đủ trường học, bệnh viện với giá khoảng 13 đến 15 triệu đồng 1 m ² …”. Đó là những lời khẳng định “mỹ miều” từ nhiều nhân viên bán hàng của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đại An Lộc đóng tại đường Lam Sơn, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập

Chốn thâm sơn cùng cốc nơi Lý Quốc Sư từng tu tập
(PLVN) - Đó là hang Chùa Thượng ở xã Ngọc Lương (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) - một di tích, thắng cảnh đã được tỉnh Hòa Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền đây là nơi Lý Quốc Sư - tức ngài Không Lộ thiền sư, bậc đại danh y triều Lý đã từng tu tập, làm thuốc chữa khỏi bệnh cho Vua Lý và chữa bệnh giúp dân.

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh

Ravi: Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển nghỉ dưỡng xanh
(PLVN) -  Gần 100% du khách trả lời mong muốn được nghỉ dưỡng tại những địa điểm lưu trú sinh thái và bền vững với môi trường tự nhiên ít nhất một lần. Đây là kết quả khảo sát được Công ty Du lịch Kỹ thuật số Booking.com thực hiện trực tuyến gần đây tại Việt Nam.

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận

Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận
(PLVN) - Cam kết đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại sự kiện COP26 là dấu mốc quan trọng về phát triển bền vững trong chiến lược vĩ mô của nước ta. Một trong những sự cụ thể hóa chính là bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII (QHĐ8) đang trình chính phủ phê duyệt. Không đứng ngoài xu thế đó, từ năm 2006, BIM Group đã phát triển một tổ hợp kinh tế xanh tại Ninh Thuận và gặt hái được những kết quả nhất định.