Chứng khoán giảm gần 30 điểm

Chứng khoán giảm gần 30 điểm
(PLO) -Áp lực bán tháo tiếp tục lan rộng trên cả hai sàn khiến chỉ số VN-Index không thể giữ được mốc 550 điểm. Rất nhiều cổ phiếu lớn tiếp tục giảm giá trong đó có các cổ phiếu dầu khí, bất động sản công nghiệp và tài chính ngân hàng.
Mở cửa phiên giao dịch 24/8, bất chấp hàng loạt các nỗ lực trấn an đến từ các CTCK và chính các DN niêm yết, cổ phiếu vẫn đồng loạt loạt giảm mạnh. Kết thúc phiên mở cửa ATO, VN-Index đã nhanh chóng mất 12 điểm.
Sự thất vọng đã khiến áp lực bán tăng mạnh và VN-Index nhanh chóng giảm sâu tới 20 điểm.
Tính tới 10h24 sáng 24/8, VN-Index giảm 19,99 điểm (-3,59%) xuống còn 536,31 điểm.
HNX-Index cũng liên tục giảm từ 2-3% hướng dần tới ngưỡng 75 điểm.
Tới cuối phiên sáng 24/8, VN-Index giảm 28,57 điểm (-5,14%) xuống còn 527,73 điểm. Có tổng cộng gần 100 triệu đơn vị cổ phiếu được giao dịch, trị giá gần 1.700 tỷ đồng. HNX-Index giảm 3,54 điểm (-4,57%) xuống 74,06 điểm.
Thị trường giảm mạnh sau khi đón nhận thông tin giá dầu thế giới vẫn không ngừng lao dốc và đang xuyên thủng ngưỡng 40 USD/thùng vào đầu giờ sáng 24/8 trên thị trường châu Á.
Tính tới 10h40, giá dầu WTI giao giảm thêm 2,8% xuống còn 39,31 USD/thùng.
Dầu giảm giá khiến các cổ phiếu dầu khí và liên quan đến dầu khí giảm mạnh. Trụ cột GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam giảm 2.100 đồng xuống còn 40.800 đồng/cp. Hồi đầu năm, cổ phiếu này có giá trên 80.000 đồng/cp. So với mức giá đỉnh hơn 120.000 đồng/cp, vốn hóa của DN hàng đầu trên TTCK Việt Nam này đã bốc hơn 6 tỷ USD và vẫn đang gặp nhiều khó khăn do giá dầu tụt giảm.
Cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc của doanh nhân Đặng Thành Tâm tiếp tục giảm sàn, mất 800 đồng xuống còn 11.900 đồng/cp với dư bán sàn lên tới trên 1 triệu cổ phiếu. KBC tiếp tục lao dốc phiên thứ 9 liên tiếp.
Nhiều NĐT lo ngại dòng vốn vào Việt Nam có thể giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của KBC. Bên cạnh đó, tin đồn ông Tâm bị bắt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định bán cổ phiếu này.
Chứng khoán Việt Nam giảm trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều tin xấu đến từ cả trong và ngoài nước như: sự bất ổn tại Trung Quốc; thế giới phá giá tiền tệ; giá dầu xuyên thủng không ngừng lao dốc; nỗi lo tỷ giá; tâm lý bầy đàn.
Khối ngoại bán ròng tới 600 tỷ đồng trong 3 phiên cuối tuần cũng gây ra sự lo ngại về một làn sóng rút vốn của khối NĐT nước ngoài.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu giảm mạnh cũng đã gây ra tình trạng giải chấp ở một số CTCK.
Trên sàn, một số cổ phiếu NH tiếp tục giảm do áp lực bán chung trên thị trường và những ảnh hưởng xấu sau khi DongABank bị đưa vào diện kiểm soát.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.