Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời khi xảy ra tình trạng khẩn cấp

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời khi xảy ra tình trạng khẩn cấp
(PLVN) - Ngày 11/4, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh.

Đề nghị xây dựng Luật theo 6 nhóm chính sách

Phát biểu tại phiên họp, Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc Phòng cho biết, pháp luật về tình trạng khẩn cấp đang được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, từ Hiến pháp, Luật đến các văn bản dưới Luật. Tuy nhiên, các văn bản, quy định này còn chưa đầy đủ, hoàn thiện; một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung như khái niệm tình trạng khẩn cấp; thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp; thẩm quyền kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong tình trạng khẩn cấp;… Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong thực tiễn cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập; thể hiện rõ qua công tác chống dịch Covid-19 vừa qua.

Vì vậy, việc xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Dự án Luật sẽ tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp; góp phần bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc Phòng báo cáo về sự cần thiết đề nghị xây dựng luật.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc Phòng báo cáo về sự cần thiết đề nghị xây dựng luật.

Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp theo 6 nhóm chính sách, gồm: Tăng thẩm quyền của một số chủ thể trong tình trạng khẩn cấp; rút gọn trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, xử lý vi phạm hành chính; quy định các biện pháp đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, phục hồi sản xuất kinh doanh sau tình trạng khẩn cấp; các biện pháp đặc biệt cứu trợ, hỗ trợ người dân để ứng phó, khắc phục hậu quả trong tình trạng khẩn cấp; bổ sung các biện pháp áp dụng trong tình huống sự cố, thảm hoạ có nguy cơ gây ra hoặc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa ban bố tình trạng khẩn cấp; các biện pháp Toà án có thể áp dụng tình trạng khẩn cấp để duy trì hoạt động xét xử.

Trung tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc Phòng phát biểu.

Trung tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc Phòng phát biểu.

Bổ sung tiêu chí cụ thể để xác định tình trạng khẩn cấp

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã trao đổi, thảo luận về nội dung Tờ trình và các chính sách được đề xuất. Cụ thể, đại diện Văn phòng Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, bổ sung các cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn để xây dựng dự án Luật; đồng thời nghiên cứu thêm quy định về phân loại và cấp độ tình trạng khẩn cấp, trong đó đưa ra các tiêu chí định lượng cụ thể để xác định tình trạng khẩn cấp.

Đại diện Văn phòng Chính phủ góp ý.

Đại diện Văn phòng Chính phủ góp ý.

Về các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, đồng chí đề nghị quy định theo hướng phân nhóm các biện pháp được áp dụng chung, các biện pháp được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, tương ứng với việc phân loại các trường hợp tình trạng khẩn cấp để tránh trùng lặp; bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng của từng nhóm biện pháp.

Đại diện Bộ Công an cho biết, nội dung xác định vấn đề bất cập của chính sách 1 hiện chưa thống nhất với mục tiêu giải quyết cũng như các giải pháp dự kiến. Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo điều chỉnh tên gọi và cách tiếp cận của chính sách này thành “hoàn thiện hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp” để bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với việc áp dụng trên thực tiễn và giải quyết triệt để tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong quy định pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Đồng thời, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng, trình tự, thủ tục, trường hợp áp dụng từng biện pháp hoặc nhóm biện pháp phù hợp với mức độ phân loại các trường hợp tình trạng khẩn cấp.

Bên cạnh đó, ngoài 6 chính sách được đề xuất, đồng chí cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm chính sách bảo đảm nguồn lực cho ứng phó và hợp tác quốc tế trong tình trạng khẩn cấp để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động này.

Ngoài ra, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho một số ý kiến khác như: làm rõ các biện pháp ứng phó trước – trong – sau tình trạng khẩn cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong thi hành tình trạng khẩn cấp…

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng dự án Luật Tình trạng khẩn cấp. Để hoàn thiện hồ sơ, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung thêm cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và đánh giá thủ tục hành chính.

Thứ trưởng cũng đề nghị, cơ quan chủ trì phải làm rõ mối quan hệ giữa Luật này với các luật khác có quy định liên quan; từ đó có cách tiếp cận và xây dựng dự án Luật phù hợp. Theo Thứ trưởng, Luật Tình trạng khẩn cấp chỉ nên đưa ra các quy định chung về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố, ban bố tình trạng khẩn cấp; còn các nội dung chi tiết sẽ được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số nội dung như: thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong tình trạng khẩn cấp; các tiêu chí xác định tình trạng chưa ban bố tình trạng khẩn cấp; đồng thời cân nhắc lược bỏ chính sách 2 và chính sách 6 và bổ sung chính sách về nguồn lực và điều kiện đảm bảo thi hành luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).