Chân dung kẻ chơi ngông muốn mua Arsenal

Chân dung kẻ chơi ngông muốn mua Arsenal
(PLO) - Gần 1 năm trước, vào tháng 6 năm ngoái, dư luận đã xôn xao việc tỷ phú châu Phi Aliko Dangote có ý định mua lại đội bóng Arsenal từ cổ đông lớn nhất là tỷ phú người Mỹ Stan Kroenke. 

Sự thật phía sau chuyện "chơi ngông”?

Thực tế, ý định “chơi ngông” của ông chủ tập đoàn Dangote đã có từ năm 2010, khi bà Nina Bracewell-Smith, cựu Giám đốc CLB Arsenal lên kế hoạch bán cổ phần của mình trong đội bóng này. Tuy nhiên, ý định của tỷ phú châu Phi lúc đó chưa thể thành hiện thực do phía Arsenal hét giá quá cao so với khả năng chi trả của ông lúc đó. 

Đến năm ngoái, khi đã đủ lực để tự tin mua Arsenal thì ông chủ lớn nhất của câu lạc bộ này là Stan Kroenke lại cho hay không hề muốn bán cổ phần cho bất kỳ ai, kể cả tỷ phú châu Phi Dangote. Trong khi đó, người giữ cổ phần lớn thứ hai của Arsenal là ông Alisher Usmanov cũng quả quyết sẽ không bao giờ bán phần quyền sở hữu của mình đối với pháp thủ thành London.

Một tỷ phú đam mê bóng đá không phải là chuyện lạ, nhưng chuyện một tỷ phú ở tận châu Phi ấp ủ mua được một đội bóng trứ danh ở London của Anh lại có phần khiến người ta suy nghĩ. 

Khó hiểu không phải vì chuyện tài chính, vì tỷ phú Dangote hiện đã có thừa khả năng có thể “thâu tóm” được Arsenal. Đây cũng là chỉ trích mà không ít người dân Nigeria đã nhắm đến ông, khi cho rằng ông không đầu tư vào bóng đá nội địa mà ấp ủ mua Arsenal chính là nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân. 

Thế nhưng, tất cả đã vỡ lẽ khi trong một lần trả lời phỏng vấn, tỷ phú Dangote đã khẳng định rằng, ông muốn mua Arsenal là vì Nigeria. 

Ông nói: “Dù tôi có mua tất cả các đội bóng ở Nigeria đi nữa thì cộng đồng thế giới vẫn sẽ không biết gì nhiều về quốc gia của chúng tôi. Thế nhưng, nếu tôi có được Arsenal thì quốc kỳ và cả vị thế của Nigeria sẽ được rất rất nhiều người biết đến trên toàn cầu”.

 Rõ ràng, với Dangote, việc có mua được hay không đội bóng Pháo thủ thành London cũng không còn quá quan trọng nữa. Vì chỉ với tuyên bố muốn sở hữu Arsenal đã đủ để người ta chú ý đến Nigeria - một đất nước châu Phi năng động và một tỷ phú số 1 khu vực là Aliko Dangote mà trước đây có thể chưa nhiều người biết tới. 

May mắn hay nỗ lực?

Không ít người khi nhìn vào thành công của tỷ phú Aliko Dangote ngày hôm nay đã cho rằng, đó chẳng qua chỉ là may mắn; thậm chí có ý kiến cho rằng, Dangote leo lên được ngôi vị tỷ phú số 1 là nhờ gian lận và sử dụng ảnh hưởng chính trị trên chính trường. 

Thứ nhất về sự may mắn, nếu nói rằng Dangote đã may mắn sinh ra trong gia đình có nghiệp kinh doanh thành đạt, thì cũng giống như việc tất cả mọi người bình thường sinh ra đã đầy đủ, hoàn thiện chứ không may mắn như những người bị mù, điếc hay tàn tật.

 Quan trọng là họ có nắm bắt và phát triển được gì từ may mắn đó hay không. Dangote đã nắm bắt được “dòng máu kinh doanh” của gia đình nhưng đã tự bước đi bằng đôi chân của mình khi đầu tư học đại học và bắt đầu từ con số 0 khi phải đi vay tiền để khởi nghiệp. 

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Tương tự như thời điểm cả khu vực bỗng bùng nổ nhu cầu về xây dựng và tập đoàn Dangote nổi lên như một “đế chế” duy nhất về xi măng ở cả châu Phi. Đơn giản là nếu không nắm bắt cơ hội và may mắn đến với mình thì thành công sẽ không bao giờ đến.

Thứ hai, nếu nói về ảnh hưởng chính trị, cũng là ví dụ của ngành công nghiệp xi măng độc quyền của Dagonte. Nhiều người cho rằng, Dagonte đã dùng ảnh hưởng chính trị của mình để chi phối chính phủ, khiến chính phủ ra quyết định không nhập xi măng từ bên ngoài để tiêu thụ một nguồn duy nhất là của tập đoàn Dagonte. 

Nếu là bạn, bạn sẽ nói gì về điều này? Nó tốt hay xấu? Rõ ràng, một sinh viên năm nhất ngành kinh tế cũng đều biết rằng, nhập khẩu vượt mức cho phép sẽ giết chết cả nền kinh tế quốc gia. Một chế độ bảo hộ sẽ tốt hơn cho kinh tế đất nước trong một giai đoạn cụ thể nào đó, vừa bảo vệ ngành sản xuất trong nước, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân.

Thứ ba, nếu nói về sự gian lận, nếu thực sự Aliko Dangote là người như vậy, ông đã sớm mở rộng hoạt động của tập đoàn sang lĩnh vực dầu mỏ. Nhưng thực tế là từ khi khởi nghiệp cho đến mới đây, Dangote luôn muốn tránh tham gia vào ngành công nghiệp tai tiếng này của đất nước, khi Nigeria là quốc gia có trữ lượng dầu dồi dào nhất châu Phi nhưng luôn phải nhập nhiên liệu để tiêu dùng trong nước. 

Tất nhiên đã có những đường dây luồn lách tuồn nguồn nhiên liệu này ra khỏi ngân khố quốc gia và Dangote không hề muốn đi theo con đường đó. Chỉ đến khi đã đủ lực để tham gia trở lại, định hình ngành công ngiệp dầu mỏ trong nước đang dần xuống cấp, Dangote mới quyết định mua một nhà máy lọc dầu ở Lagos vào năm 2007 và dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2017. 

Nếu đúng kế hoạch, dự án này sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nigeria vào các nhà cung cấp nước ngoài về dầu và khí đốt. 

Bán thương hiệu và làm việc như điên

Đối với nhiều người giàu có, sau một chặng đường dài vật lộn gây dựng sự nghiệp, họ tự thưởng cho mình những buổi sáng bên kênh truyền hình yêu thích hoặc có mặt ở sân golf với bạn bè. Nhưng với tỷ phú Dangote điều này không đúng chút nào. 

Công việc và sự bận rộn đã trở thành sở thích và thói quen của ông. Có người kể lại chuyện đã đi cùng máy bay với tỷ phú Dangote, rằng khi tất cả đều chìm trong giấc ngủ thì ông vẫn miệt mài với máy tính, kiểm tra các thông số bán hàng và ký duyệt rất nhiều thứ khác.

 Gần như suốt cả đêm như vậy. Nhiều câu chuyện khác cũng cho biết rằng, ông chủ Dangote thường chỉ ngủ từ 2 giờ sáng và thức dậy lúc 5 giờ. 

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

Dangote nói rằng, tất cả những việc ông làm đều là nhằm xây dựng một thương hiệu vững chắc và hãy nhớ là không bao giờ phá hủy nó dù ở góc độ nào nhỏ nhất. Đây cũng là lý do tập đoàn Dangote đã không tham gia vào ngành công nghiệp dầu mỏ trong cả quãng thời gian dài.

 Với Dangote, làm kinh doanh không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ, đó là bán thương hiệu và bán niềm tin. Điều này mới có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn kiếm được tiền một cách bền vững và mới làm cho bạn giàu có thực sự. 

Một khi đã có khách hàng trung thành, đối tác trung thành, nhân viên trung thành và cả chủ nợ trung thành thì bất kỳ sản phẩm mới nào của công ty cũng sẽ được tin cậy và tín nhiệm. 

Có nghĩa là, nếu một ngày nào đó, tập đoàn Dangote có bắt tay vào sản xuất tên lửa hay đơn giản là mỹ phẩm thì mọi người cũng xì xào rằng: “Sản phẩm mới này do Dangote làm đấy, chắc chắn là sẽ tốt!” Đây chính là thành quả mà không tiền nào có thể mua được trong kinh doanh.

***

Một số người với thái độ không thiện chí đã nói rằng, Aliko Dangote thống trị nền kinh tế Nigeria, đế chế của ông sản xuất mọi thứ, tất cả những gì cần thiết ở đất nước này mà không giành phần cho ai cả. Nhưng nhiều người khác thì lại cho rằng, nền kinh tế Nigeria đã thăng hoa nhờ có Dangote, hàng chục nghìn người dân Nigeria đã có việc làm nhờ Dangote, Dangote đã khiến cho Nigeria tự cung tự cấp, hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu… 

Vẫn sẽ còn nhiều tranh cãi xung quanh thành công của tỷ phú Aliko Dangote của châu Phi nhưng có lẽ, chỉ có tương lai kinh tế của đất nước Nigeria mới có thể nói lên tất cả…/.

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Đọc thêm

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.