Tỷ phú Aliko Dangote: Từ anh bán kẹo thành “ông hoàng xi măng”

Tỷ phú Aliko Dangote
Tỷ phú Aliko Dangote
(PLO) - Với tài sản thực khoảng 25 tỷ USD, từ một cậu bé ham bán kẹo để kiếm tiền tiêu vặt, Aliko Dangote của ngày hôm nay đã không chỉ trở thành người giàu nhất Nigeria mà của cả châu Phi.

Con nhà nòi

Aliko Dangote sinh ngày 10/04/1957. Ông lớn lên trong một gia đình kinh doanh khá giả tại Kano, Nigeria. Ông cố nội của Aliko là Sanusi Dantata đã từng được công nhận là một trong những người giàu có nhất ở Kano. 

May mắn là Aliko đã có phần lớn thời thơ ấu ở bên người ông cố thành danh này. Trong một lần chia sẻ với báo chí, Alikonói rằng: “Môi trường gia đình rất quan trọng để tạo ra những nếp nghĩ ban đầu về cuộc sống với mỗi cá nhân. 

Riêng với tôi, đó là kinh doanh. Tôi cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc vì điều đó”. 

Với nền tảng gia đình như vậy nên dù sinh ra đã được đầy đủ, thừa thãi về vật chất nhưng Aliko vẫn có một niềm đam mê và quyết tâm kinh doanh mạnh mẽ từ khi còn rất nhỏ. 

Ngay khi còn đi học trong trường tiểu học, cậu nhóc Aliko đã mua kẹo và bán lại chúng trên các đường phố để kiếm thêm tiền. Ông nhớ lại, “tôi luôn giữ những ký ức về thời bé, khi ấy tôi đã tiết kiệm tiền tự đi mua các thùng các tông kẹo đường và bán chúng cho người quen và bạn bè, mục đích chỉ là muốn kiếm được tiền lời thôi. Vì thực tế là gia đình tôi không thiếu tiền. Có lẽ tôi đã đặc biệt quan tâm đến kinh doanh ngay từ thời gian đó”. 

Đam mê kinh doanh đã trở thành động lực để Aliko thi đỗ trường Đại học kinh doanh Al-Azhar, một trường đại học Hồi giáo có uy tín ở Ai Cập. Năm 1977 khi bước sang tuổi 21, Dangote tốt nghiệp Đại học Al-Azhar, hoàn thành nền tảng cơ bản cho sự nghiệp kinh doanh vẫn hằng ấp ủ. Với hành trang này, Aliko quay trở về quê hương Nigeria cùng ước mơ khởi nghiệp và góp phần xây dựng quê hương.

Một đế chế mới ra đời

Trở về quê hương với hai bàn tay trắng, không có gì thế chấp ngân hàng, Dangote đã thuyết phục chú ruột cho vay 3.000 USD để mở một công ty lấy tên là Dangote. Hai trong số hàng nhập khẩu chính của công ty lúc đó là gạo từ Thái Lan và đường từ Brazil. 

Sau đó, ông bán lẻ những mặt hàng này cho người tiêu dùng ngay từ ngôi làng của mình để lấy lời. Công việc này nhanh chóng thành công và trở thành một “con bò sữa sinh ra tiền”. 

Dangote tuyên bố rằng, một ngày kiếm lời nhiều nhất của công ty thậm chí lên tới 10.000 USD. Và ông dễ dàng trả khoản vay từ người chú chỉ trong vòng 3 tháng. 

Một trong những chiến lược kinh doanh của Dangote lúc đó là phát triển hiệu quả mạng lưới phân phối để hàng hóa đến người tiêu dùng nhanh hơn. Tính toán này đã giúp ông nắm giữ tới 60% thị trường đường trong nước. 

Thế nhưng đến năm 1997, Dangote nhận ra rằng, hoạt động như một đơn vị trung chuyển thực ra vẫn rất tốn kém và hiệu quả chưa như mong muốn. Do vậy, ông đã đầu tư xây dựng một nhà máy để sản xuất những gì mà công ty đã và đang nhập khẩu và phân phối trong suốt 20 năm trước đó. 

Công ty của ông đã bắt đầu tự sản xuất mì ống, đường, muối và bột mì. Không chỉ vậy, sớm nhận thấy sự bùng nổ của ngành công nghiệp xây dựng trong nước, Dangote cùng lúc đầu tư sang hướng đi mới, đó là kinh doanh xe tải và sản xuất xi măng để đáp ứng nhu cầu người dân.

Sau này, từng bộ phận sản xuất của công ty đã dần được tách thành các công ty nhỏ khác nhau. Những doanh nghiệp này sau đó đã lần lượt trở thành Công ty Muối Quốc gia Nigeria, Công ty bột nghiền Dangote và Công ty Xi măng Dangote, đều hoạt động theo hình thức huy động vốn của cộng đồng thông qua phát hành cổ phiếu. 

Đặc biệt trong số đó, Dangote đã được trao quyềnquản lý một công ty xi măng nhà nước. Ông đã mở rộng đáng kể các hoạt động của công ty trong năm 2005 bằng việc xây dựng một nhà máy sản xuất hàng triệu đô la. 

Việc xây dựng đã được huy động vốn bằng 319 triệu USD tiền riêng của Dangote và một khoản vay 479 triệu USD từ Ngân hàng. Dangote ngay lập tức đạt được thành công trong lĩnh vực xi măng nhờ dự án này và biến kinh doanh xi măng thành ngành độc quyền trong khu vực.

Hai tỷ phú Aliko Dangote và Bill Gates cùng gặp gỡ về ý tưởng trong các công tác từ thiện
Hai tỷ phú Aliko Dangote và Bill Gates cùng gặp gỡ về ý tưởng trong các công tác từ thiện

Không ngừng mở rộng

Dangote luôn tái đầu tư phần lớn lợi nhuận của mình trở lại vào các doanh nghiệp, đó là lý do các công ty đã phát triển rất nhiều kể từ khi thành lập cho đến nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera News, ông giải thích, “Chúng tôi - Tập đoàn Dangote không giống như những người châu Phi khác, luôn muốn giữ phần lớn tài sản và tiền bạc của mình trong ngân hàng. Chúng tôi không giữ tiền trong ngân hàng. Chúng tôi đầu tư vào bất cứ điều gì chúng tôi tin tưởng và chúng tôi sẽ tiếp tục vậy''.

Vì thế, Dangote gần đây cũng đã bước vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, một lĩnh vực mà ông đã cố tránh cho phần lớn chặng đường sự nghiệp của mình vì nhiều lý do. 

Thực tế, Nigeria là nhà sản xuất dầu lớn hàng đầu của châu Phi. Thế nhưng các nhà máy trong nước xuống cấp hoạt động không hiệu quả; cộng với công tác quản lý kém dẫn tới việc nước này phải nhập khẩu phần lớn nhiên liệu. Nên mới có nghịch lý là Nigeria dù sản xuất đến 2 triệu thùng dầu thô/ngày – lớn nhất châu Phi, nhưng vẫn phải nhập đến 40 triệu lít xăng mỗi ngày cho tiêu dùng trong nước. 

Trong khi đó, vào những năm 2000, toàn bộ châu lục đang đẩy mạnh mua năng lượng và ô tô bỗng nhiên trở nên phổ biến. Không chỉ vậy, các hãng hàng không mới liên tục ra đời dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng.

 Những lý do này chính là động lực để Dangote mua một nhà máy lọc dầu ở Lagos vào năm 2007. Ông hy vọng các nhà máy lọc dầu sẽ đi vào hoạt động vào quý ba năm 2017, sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nigeria vào các nhà cung cấp nước ngoài về dầu và khí đốt. Nhà máy này dự kiến sản xuất nửa triệu thùng dầu mỗi ngày.

Như vậy sau chặng đường gần 40 năm, đến nay, Aliko Dangote đã trở thành người giàu nhất trong lịch sử châu Phi cùng biệt danh “ông hoàng xi măng” của châu lục.  

“Gã khổng lồ Dangote” của giới kinh doanh châu Phi hiện có tới 21.000 nhân viên với tổng lợi nhuận thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.Lãi ròng kinh doanh của Dangote đến từ nhiều ngành như chế biến thực phẩm, vận chuyển hàng hóa, sản xuất đường, xi măng, bột và cả muối.

Trong đó, nhà máy đường cung cấp tới 70% lượng đường cho các doanh nghiệp bánh kẹo và nước giải khát tại Nigeria. Đây cũng là nhà máy đường lớn nhất Châu Phi và lớn thứ ba trên thế giới. 

Không chỉ vậy, Dangote còn nắm giữ thị phần lớn trong các gành công nghiệp sản xuất ca cao, vừng, gừng, bông và hạt điều xuất khẩu của Nigeria. Chưa dừng lại, ông còn không ngại bỏ tiền đầu tư vào bất động sản, dệt may, vận tải và viễn thông. 

“Đế chế Dangote” được mở rộng không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh, Aliko Dangote còn lan tỏa thương hiệu của mình bằng cống hiến và từ thiện. Đây cũng là truyền thống gia đình khi mẹ của ông từng được vinh danh tại Đại học Bayero nhờ những cống hiến cho các tổ chức từ thiện lớn nhất ở Nigeria. 

Vì thế từ cách đây 20 năm, Dangote đã lập ra quỹ từ thiện Dangeto hoạt động chủ yếu trong các hoạt động giáo dục, sức khỏe của trẻ em. Đến nay, quỹ từ thiện của ông đã đóng góp khoảng 100 triệu USD cho các hoạt động từ thiện ở Nigeria và cả Châu Phi. Quỹ từ thiện của Dangote còn hợp tác với quỹ “Bill and Melida Gates” của tỷ phú người Mỹ Bill Gates để chống lại bệnh bại liệt ở Nigeria.

Không chỉ mở rộng hoạt động cho Tập đoàn, Dangote còn tạo rất nhiều công ăn việc làm cho người dân, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, phúc lợi cho đất nước. Với những đóng góp rất lớn như vậy, ông đã được các hiệp hội doanh nghiệp và chính phủ vinh danh, trong đó có giải thưởng “Grand Commander of the Order of the Niger” do cựu Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan trao tặng…/.

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).