Cần đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu

(PLVN) -Chiều 30/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu chính thức Đề tài khoa học cấp Bộ “Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam”.

Tại buổi nghiệm thu, ông Bạch Quốc An Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của Đề tài. Theo đó, quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng trên các lĩnh vực đã dẫn đến các mối quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau ngày càng gia tăng. Trong xu hướng chung đó, tình trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng gia tăng, việc đưa trẻ em từ nước này sang nước khác, việc cô dâu Việt Nam đưa trẻ em về nước mà không có các giấy tờ cũng diễn ra phổ biến... 

Cần đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu ảnh 1
 

Vì vậy, đề tài đã tập trung làm rõ khái niệm “bắt cóc” theo khía cạnh dân sự của Công ước La Hay; trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên trong giải quyết yêu cầu trả lại trẻ em; tham khảo kinh nghiệm các nước... Từ đó có những rà soát, đối chiếu để đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam theo hướng: xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ quy định về việc thực hiện Công ước La Hay liên quan đến bắt cóc trẻ em hoặc sửa các quy định pháp luật liên quan như Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình...

 Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nêu lên một số đề xuất, kiến nghị khác như: tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định của Công ước La Hay 1980; chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán chuyên trách am hiểu trong lĩnh vực này; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu để xác định rõ các yêu tố pháp lý đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài hoặc có yêu cầu trả lại con...

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng đánh giá Đề tài đã làm sáng tỏ được nội dung cốt lõi của Công ước về hành vi bắt cóc trẻ em dưới khía cạnh dân sự, tạo nền tảng soi chiếu để đưa ra khuyến nghị Việt Nam có nên tham gia Công ước hay không, nếu có thì gia nhập vào thời điểm nào là phù hợp? Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng cũng góp ý cụ thể về một số vấn đề như: tên của Công ước, theo đó cần phân biệt được việc “bắt cóc” và giữ, không trao trả, di chuyển trái phép trẻ em; cơ cấu của đề tài; làm rõ hơn phần cơ sở lý luận chung, trong đó cần làm nổi bật được đặc thù của Công ước...

Cần đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu ảnh 2
 

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng yêu cầu nhóm nghiên cứu cần làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em từ đó lý giải việc cần thiết hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. 

Cần đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu ảnh 3
 

Đồng thời cần đánh giá được tác động tới các cơ quan quản lý nhà nước, với người dân, cụ thể là với cha mẹ của đứa trẻ để dự báo được số lượng yêu cầu giải quyết vấn đề giữ, di chuyển trẻ em gửi đến Việt Nam nhiều hơn hay từ Việt Nam gửi đi nước ngoài nhiều hơn. Đối với kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đề ra, Thứ trưởng lưu ý cần nêu rõ Việt Nam có cần thiết tham gia Công ước LaHay không, nếu có thì điều kiện cần và đủ là gì và thời điểm phù hợp để gia nhập. 

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu nhân sự BCH Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III.

Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp: Giới thiệu nhân sự Khóa III

(PLVN) - Sáng 8/6, Công đoàn Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Giới thiệu nhân sự tái cử tham gia Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn Bộ khoá III, nhiệm kỳ 2023 – 2028 do bà Khương Thị Khanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp và bà Phan Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Công đoàn đồng chủ trì.

Đọc thêm

Hà Nội: Nhiều hình thức phổ biến pháp luật mới, hiệu quả

Toàn cảnh buổi làm việc của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại Sở Tư pháp Hà Nội.
(PLVN) -Sáng 7/6, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã tổ chức Toạ đàm làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác PBGDPL và tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg năm 2022, 06 tháng đầu năm 2023.

Hà Giang: Tập trung khắc phục tình trạng án tồn đọng

Chi cục THADS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tổ chức tiêu hủy tang vật (ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ nay đến cuối năm, Cục THADS Hà Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị ra quyết định thi hành án, thụ lý thi hành án đúng thời hạn, thực hiện tốt công tác xác minh phân loại án, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, thụ lý mới, không để tình trạng án tồn đọng xảy ra.

Đổi mới hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, PBGDPL cho thanh thiếu niên.
(PLVN) -Trong thời gian qua,  việc triển khai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” trong giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Tư pháp đã thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhiều chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập cảnh

Nhiều chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập cảnh
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 có nhiều nội dung đáng chú ý như nâng thời hạn cấp visa điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, bổ sung thông tin về nơi sinh trong hộ chiếu…

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 1/6, Đoàn công tác của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 và Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài sản đặc thù cần có trình tự, thủ tục đấu giá riêng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi (phải) chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Đây là một trong những đề xuất được nêu lên tại phiên họp lần thứ nhất của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản diễn ra sáng 1/6 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi.

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.