Cảm ơn thầy cô đã ở lại

Dù còn muôn vàn khó khăn nhưng nhiều thầy, cô vẫn ở lại với những ngôi trường vùng cao. (Nguồn ảnh: TT/GD&TĐ)
Dù còn muôn vàn khó khăn nhưng nhiều thầy, cô vẫn ở lại với những ngôi trường vùng cao. (Nguồn ảnh: TT/GD&TĐ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là những thầy cô đã đến và ở lại với những miền đất còn muôn vàn khó khăn. Họ đã dệt nên nhiều câu chuyện cổ tích giữa đời thực, đưa những bước chân học trò chạm tới những bến bờ xa.

“Thầy ơi, thầy đừng bỏ chúng em”

Thầy Vũ Văn Tùng (43 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, Gia Lai) tâm sự, trong suốt 10 năm qua, thầy thường xuyên chứng kiến cảnh học trò nghèo ôm bụng đói đi học. Đến giờ ra chơi, nhiều em tranh thủ trốn lớp, về nhà tìm đồ ăn cho đỡ đói.

“Trường chúng tôi đóng chân trên địa bàn của 2 làng Bi Giông và Bi - Gia, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, được mệnh danh là làng nghèo nhất của một trong những huyện nghèo nhất cả nước”, thầy Tùng xúc động nói. Chính vì thế, công việc của những thầy cô nơi đây là buổi sáng đi dạy, buổi chiều đi vận động học trò đến lớp. Mỗi buổi đến vài gia đình học sinh. Vận động các em ra lớp đã khó, ngăn dòng học sinh bỏ học giữa chừng còn khó hơn. Những ngày đầu khi các thầy cô đến, nhiều phụ huynh cự tuyệt, thậm chí xua đuổi thầy cô và hỏi: “Đi học làm gì? Đi học có tiền không?...”.

Trước tình trạng cái nghèo đeo đuổi, thầy Tùng đã nảy ra ý tưởng: xây dựng mô hình “Tủ bánh mì 0 đồng”. Sau khi nghe tâm sự của thầy, một chủ lò bánh mì đã quyết định hỗ trợ 60 ổ bánh mỗi tuần. Nhưng số bánh đó không đủ cho hơn 370 học sinh nên thầy Tùng phải trích một phần tiền lương ít ỏi của mình ra để mua thêm bánh mì. Ngày 05/12/2021, “Tủ bánh mì 0 đồng” chính thức được khai trương.

Cũng từ ngày đó, sáng nào thầy Tùng cũng phải ra khỏi nhà lúc 4h để qua lò bánh mì cách nhà 25km lấy bánh về phát cho học sinh vào lúc 6h sáng và kết thúc vào lúc 6h30. Từ ngày triển khai “Tủ bánh mì 0 đồng”, các em học sinh đến trường đúng giờ, sĩ số học sinh được bảo đảm.

Đồng thời, thầy Tùng còn xây dựng quỹ sinh kế, từ nguồn kinh phí vận động thầy đã mua dê, mua bò tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp gia đình phát triển kinh tế, đủ ăn, để con em được đến trường. Ngoài ra, thầy còn hỗ trợ đưa học sinh đi chữa bệnh. Như trường hợp một em học sinh bị nhiễm trùng nấm, một loại nấm lạ ăn sâu vào tận xương sọ não. Thầy đưa trò đi chữa trị ròng rã 5 tháng mới hết bệnh. Hay trường hợp một học sinh đi chữa bệnh tim bẩm sinh, nhờ sự kết nối của thầy nên đã được tài trợ 100% chi phí phẫu thuật...

Thấm thoắt cũng đã 16 năm gắn bó với nghề gieo con chữ ở vùng đất nghèo này. Thầy Tùng chia sẻ: “Sau nhiều năm gắn bó với nơi đây, nghĩ thương vợ phải hy sinh một mình chăm lo cho gia đình, con cái thì thiệt thòi vì bố hôm nào cũng đi làm từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về, mùa hè năm 2021, tôi đã viết đơn xin chuyển công tác về vùng thuận lợi. Vô tình một học sinh đọc được lá đơn của tôi nên đã cùng các bạn gặp thầy bày tỏ: “Thầy ơi, thầy đừng bỏ chúng em!”, tôi đã vô cùng xúc động và cất luôn hồ sơ đó. Với mỗi giáo viên như chúng tôi, tình cảm gắn bó của học sinh chính là động lực to lớn giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn”...

Tại Lễ vinh danh “Chia sẻ cùng thầy cô” vừa qua, thầy Tùng đã bất ngờ gặp học sinh của mình. Thúy Vân, hiện là sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Trong ký ức của Vân, những năm tháng học THCS, thầy Tùng luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo tận tâm với từng bài giảng, chăm lo mỗi bữa ăn sáng cho từng học sinh với tất cả tình yêu thương của một người mẹ, người thầy. Không chỉ thế, thầy còn hỗ trợ lo kinh tế gia đình cho học sinh, tặng con bò để học sinh có tiền đi học. “Tình cảm, sự yêu thương của thầy cô chính là động lực để học sinh chúng em vượt qua khó khăn, quyết tâm nỗ lực học tập, rèn luyện cả trong quá trình học tại trường. Em rất trân trọng cũng như biết ơn sự hy sinh của thầy vì đối với em, thầy giống như một người mẹ đặc biệt của em”, Thúy Vân xúc động bày tỏ.

Thầy Vũ Văn Tùng, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, Gia Lai.

Thầy Vũ Văn Tùng, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, Gia Lai.

“Tôi luôn gieo cho các em sự cố gắng và bền bỉ”

Thầy Danh Lực (SN 1986) hiện đang là giáo viên Trường Tiểu học Bàn Tân Định (Kiên Giang). Trong 15 năm đi dạy, thầy Lực từng nhiều lần muốn từ bỏ nghề giáo vì những khó khăn, vất vả khi dạy học tại một nơi còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất. Từ nhỏ, thầy Lực đã ấp ủ ước mơ được cầm phấn, nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép thầy theo đuổi ước mơ nên học hết 12, thầy tiếp tục đi làm để đỡ đần kinh tế gia đình.

Đi làm được một thời gian, thầy Lực bất ngờ nhận được thông báo đã đậu học bổng toàn phần ngành sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Năm 2008, sau khi tốt nghiệp, thầy Lực đi dạy tại Trường THCS Mỹ Thái ở Hòn Đất (Kiên Giang): “Lúc ấy vừa ra trường, lương của tôi chỉ đủ trang trải cuộc sống. Với đồng lương 1 triệu đồng/tháng, tôi còn không đủ trả tiền đổ xăng. Trường học vào thời gian này thường bị ẩm mốc và dột. Những hôm mưa bão lớn, tôi thường phải ngủ qua đêm tại trường”...

Sau đó, thầy Lực xin chuyển công tác về Trường Tiểu học Bàn Tân Định để tiện chăm sóc cho bố của mình. Vì số lượng giáo viên không đủ, thầy Lực buộc phải dạy lớp ghép cho học sinh lớp 1, 2 và 3. “Đa phần các em học sinh trong lớp là người dân tộc Khmer. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải dạy song ngữ vì học trò chưa thông thạo tiếng Kinh. Thú thật, giai đoạn đó tôi hơi nản”, thầy Lực cho biết.

Đôi lúc muốn từ bỏ, thầy nhớ đến những lần được người dân nơi đây gửi gắm con em, những lần nhìn thấy ánh mắt ham học của các em học sinh. Nghĩ tới đó, thầy lại tiếp tục nỗ lực. Có trường hợp các em học sinh bỏ học để theo ba mẹ làm nông, thầy Lực liền xuống nhà vận động, hỏi thăm các em. Thầy Lực luôn dặn dò học trò: “Các em có thể không học đến nơi, đến chốn nhưng chí ít ra phải biết đọc, biết viết. Trong trường hợp đi lạc, các em biết đọc để nhìn bảng chỉ dẫn mà tìm đường về nhà. Hay khi thấy một lọ thuốc thì các em còn có thể biết được đây có phải là thuốc độc hay không...”.

Cô Quách Thị Bích Nụ (sinh năm 1987) hiện là Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Hòa, xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Cô lớn lên tại vùng quê nghèo nằm ven sông Đà, nơi thời ông cha đã nhường đất để xây dựng Thủy điện Hòa Bình.

Xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Người dân sống rải rác bên các triền đồi ven bờ sông nên việc đi lại chủ yếu phải sử dụng thuyền. Có nhiều gia đình không có thuyền nên rất vất vả khi đưa đón con em. Do đó, cô đã tình nguyện đưa đón các em đến trường để phụ huynh yên tâm.

Nhớ lại những ngày đầu mới về công tác, từ năm 2005, khi ấy cô Nụ còn là giáo viên hợp đồng với đồng lương chỉ vẻn vẹn 50.000 đồng/1 tháng, phương tiện đến lớp của cô trò chỉ là chiếc bè được ghép từ những thân tre, rồi trộn xi măng trát lên trên để làm thuyền. Nắng ráo không vấn đề gì, nhưng gặp lúc thời tiết xấu, trời mưa, sương mù, giá rét, việc đi lại rất vất vả, tầm nhìn bị hạn chế… Khi ấy cô và trò lò dò đi từng chút một hoặc nép vào bờ chờ hết gió lại đi tiếp.

Cứ như thế, lặng lẽ ngày qua ngày, sáng sớm và chiều tối, cô Nụ vừa quán xuyến công việc chăm trẻ, vừa tình nguyện chèo đò, đưa học sinh xóm Nhạp đến trường. “18 năm qua, tôi không nhớ rõ mình đã đưa đón được bao nhiêu cháu, bao nhiêu chuyến đò. Chỉ nhớ năm học ít nhất là đưa đón 2 cháu, năm nhiều nhất là 18 cháu. Tôi luôn coi những đứa trẻ ấy như người thân yêu của mình”...

Đến nay, đến khu tái định cư mới sau cơn lũ lịch sử năm 2017, thầy trò không còn phải vượt sông đến trường nữa. Cô Nụ tâm sự: “Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ vất vả quá thì mình sẽ dừng công việc này, bởi nếu tôi nghỉ các cháu sẽ không được đến lớp. Hoặc có đến lớp thì sẽ gian nan và vất vả. Không thể giúp đỡ các em tiền nộp học, tiền ăn hàng ngày nhưng tôi luôn gieo cho các em những động lực sự bền bỉ và cố gắng vì có cố gắng thì tất cả mơ ước sẽ thành công”...

Trên khắp mọi miền Tổ quốc đều có những thầy cô đã hy sinh thầm lặng và không thể rời đi bởi những ánh mắt ngơ ngác của học trò. Như Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê đã bày tỏ, cô lớn lên từ núi rừng với những hủ tục lạc hậu, gặp các thầy cô, cô như thấy mình ngày thơ bé. Cô rất cảm động và trân quý, vì các thầy cô đã không bỏ cuộc, để có được cô cũng như nhiều em nhỏ khác chạm tay tới những khát vọng. Và hơn tất cả, cho những điều lớn lao ở lại, là những người thầy như “người mẹ” mãi trân quý trong tim học trò…

Giáo viên vùng khó kiến nghị chính sách cho học sinh

Nhân dịp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tuyên dương 200 nhà giáo đã có đóng góp xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, những giáo viên gắn bó với vùng khó khăn đã có cơ hội chia sẻ mong mỏi về việc có thêm những chính sách giúp học sinh tiếp cận toàn diện với đổi mới giáo dục.

Cô giáo H’ Phen ÊYa, người dân tộc M’Nông, Trường Mầm non Ea T’ling huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông có 14 năm gắn bó với giáo dục mầm non. Cô đề nghị Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm hơn nữa, có thêm nhiều chính sách đối với trẻ em người dân tộc thiểu số tại chỗ như: cấp đồ dùng, tài liệu, sách vở, dụng cụ, thiết bị học tập để các nhà trường có thêm phương tiện, thiết bị dạy và học từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số và tại chỗ...

Cô giáo Quách Thị Hằng, Trường Tiểu học Yên Lạc, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là người dân tộc Mường đã có 30 năm gắn bó với nghề giáo, mong rằng có thêm nhiều chính sách cho học sinh hơn nữa để các em được tiếp cận với những đổi mới của giáo dục một cách toàn diện.

Thầy giáo Nguyễn Văn Lên, giáo viên tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với 85% là người dân tộc thiểu số Hre mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến các em học viên và các trung tâm GDNN-GDTX. Đặc biệt là quan tâm đến chế độ cho các em học viên đang tham gia học tại các cơ sở GDTX ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn vùng miền núi, biên giới và hải đảo....

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.