Các nhà đầu tư Trung Quốc đang rất mạo hiểm

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang rất mạo hiểm
(PLO) -Một nghiên cứu của Manulife được tiến hành tại 5 thị trường giàu có nhất Châu Á cho thấy các nhà đầu tư ở Trung Quốc chấp nhận mức độ rủi ro cao nhất, trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản lại chấp nhận mức rủi ro thấp nhất.
Tuy nhiên, cách họ đầu tư tại cả hai thị trường này đều cho thấy các nhà đầu tư cần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc thiết lập danh mục đầu tư với mức rủi ro cân bằng nhằm đạt các mục tiêu tài chính dài hạn.
Kết quả của cuộc khảo sát được sử dụng để phát triển Chỉ số Chấp nhận Rủi ro Manulife, xếp hạng các thị trường trong khu vực dựa trên thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro, tỷ lệ phân bổ các loại tài sản hiện tại của các hộ gia đình, ưu tiên đối với các loại cổ phần và cách thức đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư trong khu vực trái ngược với cách họ đầu tư, các nhà đầu tư cho thấy họ mong muốn các khoản đầu tư ổn định trong khi thực tế nhiều người lại chọn đầu tư vào những công cụ đầu tư có nhiều rủi ro.
Cụ thể, cuộc khảo sát cho thấy nếu xét về cách phân bổ tại sản hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao nhất trong số các thị trường giàu nhất châu Á, họ nắm giữ tỷ lệ lớn các loại tài sản nhiều rủi ro trong danh mục tài sản của gia đình (44% so với 32% ở Nhật Bản). Thêm vào đó, mặc dù gần 1/3 các nhà đầu tư Trung Quốc có lo ngại về sự không ổn định thị trường (29%), họ vẫn có mức độ chấp nhận rủi ro cao nhất trong số 5 thị trường tiến hành nghiên cứu khi họ đầu tư vào các cổ phiếu giá trị nhỏ có rủi ro cao hơn (27% so với chỉ 12% ở Nhật Bản).
Ngược lại, các nhà đầu tư Nhật Bản lại có mức chấp nhận rủi ro thấp nhất và cũng bảo thủ nhất trong bảng cân đối tài sản, nắm giữ 41% tài sản dưới dạng tiền mặt. Mặc dù họ chọn đầu tư vào cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản lại thích đầu tư vào các cổ phiểu giá trị lớn (blue chip) ổn định hơn là các cổ phiếu giá trị nhỏ với rủi ro cao hơn (75% so với chỉ 51% ở Trung Quốc).
Phân tích sâu hơn về những phản ứng khác nhau đối với rủi ro của 2 thị trường, cuộc khảo sát đã cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc thường tiến hành những khoản đầu tư một lần, họ mong muốn tận dụng sức nóng của thị trường để đạt được những khoản lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng đầu tư với những khoản góp đều đặn và tiếp cận một cách có kỷ luật hơn. Họ cũng ít quan tâm đến việc tận dụng các cơ hội nhất thời của thị trường để đầu tư – một cách đầu tư vốn hiếm khi thành công.
Ông Ronald CC Chan, Giám đốc Điều hành Đầu tư Cổ phiếu ở Châu Á (không tính Nhật Bản) cho biết: “Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có thể được xem như lời cảnh báo đổi với các nhà đầu tư mạo hiểm. Nhiều nhà bình luận dự báo thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển bong bóng vào giữa tháng 3/2015. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tích góp vay thêm 1 tỷ RMB để phục vụ cho các khoản đầu tư ngắn hạn vào các cổ phiếu giá trị cao trước khi thị trường đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 6 và bắt đầu giảm đáy. Kết quả là hơn 3,4 tỉ USD giá trị cổ phiếu đã bốc hơi trong khoảng thời gian 3 tuần.”
Ông Micheal Dommermuth, Phó Chủ tịch Điều hành, Giám đốc Quản lý Tài sản của Công ty Quản lý Quỹ Manulife Châu Á giải thích: “Điều này không có nghĩa là các nhà đầu tư nên tránh rủi ro. Việc quá an toàn giống như nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và quá lo ngại rủi ro có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra nguồn thu nhập đủ lớn cho tuổi hưu để duy trì mức sống. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư nên cân nhắc xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của mình và có khả năng thu lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro đó.”

Mức độ chấp nhận rủi ro trái ngược với cách thức đầu tư

Cuộc khảo sát cho thấy tại các thị trường giàu nhất ở Châu Á, các nhà đầu tư thường cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro trái ngược với hành động đầu tư của họ. Các nhà đầu tư tại 4 trong 5 nước được khảo sát xếp hạng lợi nhuận cam kết và  bảo toàn nguồn vốn là 2 vấn đề họ cân nhắc nhiều nhất khi quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư ở các thị trường này cũng xếp hạng cổ phiếu và cổ phần là những công cụ đầu tư được ưa chuộng nhất trong khi đây không phải là công cụ đầu tư ít rủi ro nhất xét về phương diện mức lợi nhuận được đảm bảo.
Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc được xếp đứng đầu trong Chỉ số Chấp nhận Rủi ro, thì hơn một nửa nhà đầu tư tại đây (52%) cho biết họ muốn nhìn thấy thu nhập được đảm bảo khi cân nhắc một khoản đầu tư mới. Con số này ở Nhật Bản chỉ là 20% mặc dù các nhà đầu tư Nhật Bản có mức chấp nhận rủi ro thấp nhất. Sự mâu thuẫn giữa thái độ và hoạt động đầu tư cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu biết tốt hơn về mức độ chấp nhận rủi ro cần thiết để có được danh mục đầu tư đa dạng và cân bằng nhưng họ không sẵn sàng chuyển đổi một phần tiền mặt để đạt được hiệu quả đầu tư lớn hơn.
Hồng  Kông, Đài Loan và Singapore được lần lượt xếp hạng 2, 3, 4 trong Chỉ số Chấp nhận Rủi ro, điều này cho thấy một sự mâu thuẫn khác giữa mức độ chấp nhận rủi ro và hoạt động đầu tư thực tế. Hơn 1/3 nhà đầu tư Hồng Kông lo ngại về việc ra quyết định đầu tư sai lầm (36%), tuy nhiên sự ưa chuộng đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu của họ lại cao nhất trong các nước giàu có nhất Châu Á với 63%.
Trong khi đó, gần ½ nhà đầu tư Đài Loan (48%) cho biết họ trì hoãn việc đầu tư vào quỹ tương hỗ bởi những lo ngại về rủi ro nhưng lại ưa chuộng đầu tư vào cổ phiểu giá trị nhỏ có rủi ro cao hơn giống như những nhà đầu tư Trung Quốc (22%). Nhà đầu tư Singapore lại gần giống với các nhà đầu tư Nhật Bản trong cách phản ứng với rủi ro với 36% tài sản được nắm giữ dưới dạng tiền mặt.
Rộng hơn, nhà đầu tư ở các thị trường giàu có nhất Châu Á lo ngại về khả năng đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm, hầu hết họ đều cho rằng đây là nguyên nhân hàng đầu khiến họ không có những khoản đầu tư mới.
“Chìa khóa giải quyết mâu thuẫn hiện thấy giữa khả năng chấp nhận rủi ro và hoạt động đầu tư thực tế là giáo dục các nhà đầu tư về rủi ro thực tế và lợi nhuận tiềm năng tương ứng với các loại tài sản riêng lẻ và điều kiện thị trường mà các loại tài sản này cho tỷ suất sinh lời tốt nhất. Trang bị cho mình kiến thức này, các nhà đầu tư cá nhân có thể làm việc với các chuyên gia tư vấn đầu tư để xây dựng danh mục đầu tư hỗn hợp nhiều loại tài sản, ở các thị trường khác nhau nhằm phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của họ", ông Dommermuth khẳng định.
Qua đó, ông Dommermuth kết luận: Các nhà đầu tư cũng có lựa chọn là đầu tư vào các quỹ phân bổ tài sản được quản lý một cách chuyên nghiệp để cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận một cách cẩn thận và đồng thời có thể tạo được dòng thu nhập lâu dài. Đầu tư vào các quỹ tương hỗ được quản lý chuyên nghiệp dưới hình thức đầu tư một lần với số tiền lớn hoặc những khoản đóng góp đều đặn mỗi tháng có thể tận dụng được lợi thế của nguyên tắc đầu tư trung bình giá mua để hạn chế việc phải cân nhắc thời điểm tham gia thị trường như một yếu tố đầu tư.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bước phát triển mới với khối kinh tế tư nhân

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Theo dõi nội dung phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì vào ngày 2/4/2025 vừa qua; những chỉ đạo của Thủ tướng được đánh giá thực sự là những quan điểm đột phá, được người dân nói chung và giới doanh nhân nói riêng nhiệt liệt đồng tình, ủng hộ, hoan nghênh.

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.