Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận hạn chế

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ  Nguyễn Quân trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trả lời chất vấn
(PLO) - Tại phiên chất vấn ngày 12/6, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ  Nguyễn Quân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nhận được nhiều câu hỏi về những vấn đề “nóng” mà xã hội quan tâm trên lĩnh vực quản lý của ngành.
“Nợ xấu” trong khoa học công nghệ
Mở đầu phiên chất vấn hôm qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nguyễn Quân nhận được các câu hỏi từ Đại biểu Quốc hội (ĐB) liên quan đến thị trường công nghệ, sử dụng cán bộ KHCN, sử dụng kinh phí cho KHCN, việc nhập khẩu máy móc dây chuyền thiết bị cũ, chuyển giao KHCN… và đặc biệt nổi lên là vấn đề các đề tài khoa học phải “xếp ngăn kéo”.
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) chỉ ra tình trạng “đề tài nghiên cứu xong xếp ngăn kéo rất phổ biến, tỷ lệ các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế rất thấp và còn chưa được công khai, gây lãng phí lớn” và đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề này? 
Cùng mối quan tâm, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng cho rằng lãng phí trong nghiên cứu khoa học là vô cùng lớn. Ngân sách nhà nước cho khoa học nhiều nhưng “kết quả mang lại không tương xứng với số kinh phí chúng ta bỏ ra”. ĐB Cương  cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp kiểm soát và quy trách nhiệm đối với việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học mà các đề tài không được ứng dụng.
Thẳng thắn với quan tâm của các ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết  hàng năm có khoảng trên dưới 3.000 tỷ đồng dành cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các đề tài xếp ngăn kéo có 3 loại, trong đó có loại vì nó đi trước thời đại, nó phải nằm trong ngăn kéo để chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định mới có thể ứng dụng được.Thứ hai, rất nhiều đề tài nghiên cứu thành công nhưng không tìm được nguồn đầu tư, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho giai đoạn nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. 
Vì thế, muốn trở thành sản phẩm được thương mại hóa thì phải có sự đầu tư từ doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư nên nhiều kết quả nghiên cứu tốt vẫn phải chờ cơ hội hoặc có một tập đoàn lớn đầu tư, hoặc phải tìm kiếm được nguồn đầu tư từ trong nước và nước ngoài.
Thừa nhận có một số loại đề tài xếp ngăn kéo thực sự, tức là nghiên cứu xong không ứng dụng được, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng: “Điều này xuất phát từ chỗ các đề tài này không được nghiên cứu từ nhu cầu của doanh nghiệp và từ nền kinh tế, nghiên cứu theo sở thích và mong muốn của những người làm khoa học. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm Luật Khoa học và Công nghệ 2013 thì sẽ không còn tình trạng đề tài nghiên cứu xong phải bỏ ngăn kéo, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước mà không ứng dụng được”. 
Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay quy trình xét duyệt đề tài rất chặt chẽ. Các đề tài, dự án không hoàn thành hoặc vi phạm thì áp dụng chế tài xử lý. Cơ quan chủ trì không được tham gia thực hiện các đề tài, dự án trong thời gian 2 năm. Cá nhân vi phạm có thể sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn không được tham gia vào các đề tài, dự án hoặc “treo” bút từ 3 năm đến 5 năm. “Chế tài như thế đủ để răn đe đối với những tổ chức và cá nhân thực hiện không nghiêm túc quy định của pháp luật trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng, nhiều ĐB bấm nút hỏi Bộ trưởng lần thứ hai. ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) lưu ý: “Có địa phương chỉ sử dụng khoảng 30% ngân sách được phân bổ thì Bộ trưởng có giải pháp gì? Có thu hồi hay điều chỉnh cho địa phương khác ngang cấp?”. 
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Bộ  thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, nếu như đề tài, dự án nào có những vi phạm hoặc không có khả năng hoàn thành thì cho dừng, thu hồi lại kinh phí Nhà nước đã đầu tư. Riêng những khoản kinh phí đã sử dụng hợp lý, có thể chấp nhận được thì báo cáo với Bộ Tài chính có thể xử lý. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận: “Đến nay nợ đọng thu hồi còn tương đối lớn, có nhiều đề tài, dự án rất khó thu hồi, trở thành nợ xấu trong KHCN”.
Kết thúc phần chất vấn Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng Bộ KHCN nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các chính sách để: Phát triển thị trường KHCN đồng bộ, tiếp tục phối hợp với lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng, phát triển sản phẩm quốc gia với chất lượng cao, giá thành hợp lý, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Kiên quyết thực hiện tự chủ trong nghiên cứu KHCN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, thể chế liên quan, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia, đầu tư phát triển KHCN... để KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu.
Không có “cú sốc trong triển khai”
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận “nóng” ngay từ đầu với những vấn đề mà cả xã hội hết sức quan tâm như kỳ thi THPT Quốc gia, chương trình - sách giáo khoa mới, tự chủ tài chính đại học, chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, bồi dưỡng giáo viên, đánh giá học sinh tiểu học…
Liên quan đến kì thi THPT Quốc gia, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) quan ngại sự thay đổi trong kì thi năm nay so với năm trước có thể dẫn đến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, việc chấm và coi thi  đều có Quy chế, việc gian lận trong thi cử sẽ không có chỗ vì kỳ thi được tiến hành một cách nghiêm túc, hướng đến phần lớn thí sinh chứ không phải thay đổi đột ngột.
Bộ trưởng nhấn mạnh với các thí sinh dự thi năm nay, cần yên tâm ôn tập, làm bài một cách cố gắng nhất. Kết quả học tập sẽ được ghi nhận. Đối với xã hội, Bộ trưởng khẳng định: “Sẽ không có cú sốc trong quá trình triển khai. Mục tiêu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo không phải là tạo ra những cú sốc mà tạo ra sự thay đổi từ sự chuyển biến từ chất lượng, ngày càng tốt lên”.
Trước băn khoăn của nhiều ĐB vì tổ chức các kỳ thi như trước đây, học sinh phải lặn lội đường sá xa xôi để về các TP lớn dự thi thì với cách đổi mới kỳ thi như năm nay, học sinh sẽ thuận lợi hơn vì Bộ đã bố trí thành 38 cụm thi trên cả nước. Thí sinh không chỉ giảm quãng đường mà giảm cả số lần đi thi, vì  chỉ phải thi một lần để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Đối với học sinh miền núi, vùng khó khăn, Chính phủ đã có quy định về chế độ ưu tiên, ưu tiên khu vực, ưu tiên theo đối tượng... Còn việc bảo đảm cơ sở vật chất tại các điểm thi thì chính quyền các cấp cùng phải vào cuộc.
Trả lời câu hỏi của ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) về tình trạng bạo lực trong học đường, người đứng đầu Bộ GD&ĐT thừa nhận: “Vấn đề là liên quan phương thức giáo dục, ta quá chú trọng dạy chữ, nhiều môn liên quan đến giáo dục đạo đức, trang bị về lòng yêu nước, đối nhân xử thế trở thành môn văn hóa cũng được giảng dạy, nhưng hoạt động trải nghiệm thiếu điều kiện triển khai dẫn đến học sinh phát triển không hoàn chỉnh. Do đó, sắp tới bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập thì còn chú trọng hơn đến việc tu dưỡng đạo đức cho các em”.
Cuối giờ chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhận thêm nhiều câu hỏi của ĐB và sẽ tiếp tục đăng đàn vào sáng nay 13/6.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.