Hà Nội: Thí sinh "chọi" tỷ lệ khủng khi thi vào cấp 3

Tại điểm thi Trường THPT Trần Nhân Tông
Tại điểm thi Trường THPT Trần Nhân Tông
(PLO) - Hôm qua (11/6), hơn 80 ngàn thí sinh ở Hà Nội đã kết thúc kì thi vào lớp 10 công lập. Sau những tháng ngày ôn luyện miệt mài ngày đêm, các sĩ tử bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá thoải mái nhưng phụ huynh thì vẫn chưa hết hoang mang…
4 người “cổ vũ” 1 sĩ tử 
Có lẽ chưa có năm nào các thí sinh của năm Rồng vàng (Canh Thìn- 2000) thi vào lớp 10 lại tăng đột biến như năm nay. Theo công bố của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, tỷ lệ “chọi” năm nay cao hơn so với năm trước, bình quân gần 1/1,6. Trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ “chọi” cao nhất: 1/5,38. 
Ba trường có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất là THPT Kim Liên 1.535 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu 600; tiếp đó là THPT Yên Hòa với các số tương ứng 1.452/480; Lê Quý Đôn (Hà Đông) là 1.258/560…
Chính vì lẽ đó, để lượng sức mình, dù học khá nhưng nhiều em vẫn lựa chọn những trường có tỷ lệ “chọi” thấp để thi. Tại Trường THPT Trần Nhân Tông, nhiều em ban đầu định thi vào Việt Đức, Thăng Long nhưng sau đó lại quyết định thi ở đây bởi tỷ lệ “chọi” thấp, chỉ có 700 thí sinh thi mà chỉ tiêu của trường là trên 500.
Anh Hùng, một phụ huynh ở Công viên Yên Sở cho biết, con anh học khá tốt, Toán, Văn đều trên 8,0 nhưng gia đình vẫn quyết định thi vào trường này cho yên tâm, ở đâu cũng có lớp tốt. “Gia đình thì căng thẳng, lo lắng lắm nhưng cháu lại có vẻ không mấy lo lắng. Thôi, nốt hôm nay thi xong cho con đi chơi để giải toả tâm lý căng thẳng, chứ mẹ cháu ở nhà trước ngày thi cứ như  ngồi trên đống lửa” – anh Hùng lo lắng. 
Tương tự, chị Tâm, phụ huynh học sinh Lưu Ngọc Ánh cho biết, môn Văn tổng kết con chị được 9,1, môn Toán được 8,6 nên dự định thi vào Việt Đức nhưng do tình hình năm nay căng thẳng nên NV1 là trường Trần Nhân Tông, NV2 là trường Hai Bà Trưng, là hai trường năm ngoái lấy có điểm sát nhau, chỉ chênh chưa đến 1 điểm, còn nếu chọn Việt Đức thì chênh nhau 2 điểm. 
“Tôi chỉ mong con đỗ trường công lập chứ nếu học dân lập mà học phí 2-3 triệu/tháng thì gia đình cũng không đủ khả năng vì đều là cán bộ nhà nước” – chị Tâm nói.  Được biết, gia đình chị Tâm có hẳn 4 người xin nghỉ làm để đưa con cháu đi thi.  
Đề Văn hay
Tại điểm trường THPT Trần Phú cũng như nhiều điểm thi khác, thí sinh  kết thúc thời gian làm bài môn Văn đều hồ hởi. Theo đánh giá chung của các thí sinh năm nay, đề thi môn Văn khá sát với chương trình học, phù hợp với sức của các em. Riêng phần nghị luận xã hội được các em cho rằng khá mới và làm hơi lúng túng nhưng không quá khó, nhiều em cho rằng mình có thể đạt tới 8 điểm. Môn Toán buổi chiều cũng được thí sinh đánh giá vừa sức, chỉ có hai câu cuối 1 điểm dành cho thí sinh giỏi vào lớp chuyên, chọn là tương đối khó.
Đánh giá về đề thi môn Văn vào lớp 10 của TP.Hà Nội, cô Nguyễn Kim Anh - giáo viên dạy Văn Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội khẳng định, đề thi năm nay rất khoa học, gợi mở, không đánh đố thí sinh và có thể chọn lọc được những học sinh có tư duy tốt. Bởi lẽ, đề thi này hỏi sâu dần, khó dần. 
Với những học trò học máy móc thì sẽ trả lời được phần đầu. Tiếp đến đoạn sau bắt đầu phân hóa được học sinh. Những đoạn mở rất cần thiết, bởi học sinh sẽ phải suy nghĩ, đưa ra những lập luận của mình. Đây là bước khởi đầu để các em tiến tới đề thi THPT quốc gia sẽ không còn bỡ ngỡ trong 3 năm tới… 
Có khoảng 80% các em vào công lập
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội,  năm nay số học sinh thi vào lớp 10 tăng hơn năm ngoái gần 10 nghìn thí sinh. Để giảm bớt khó khăn cho các trường cũng như để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu, nguyện vọng của thí sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho phép một số trường được tăng chỉ tiêu từ 5-10%. Dù tỷ lệ “chọi” có căng hơn nhưng đảm bảo 65% học sinh được vào các trường THPT công lập. 

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.