“Bức tranh tiêu thụ nông sản đâu đến mức không sáng sủa!“

“Bức tranh tiêu thụ nông sản đâu đến mức không sáng sủa!“
(PLO) - Hôm nay, mở đầu phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII, Bộ trường Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn – đã là Bộ trưởng đầu tiên trả lời chất vấn.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé  có hỏi bây giờ trồng lúa thì khó bán, nuôi tôm, cá cũng khó bán, cây ăn trái cũng khó bán, bây giờ làm như thế nào?
Bộ trưởng nói: "Thưa Quốc hội, thực tế tình hình cũng không đến nỗi không sáng sủa đến như vậy." 
Bộ trưởng cho biết, "Trước khi họp Quốc hội tôicó điện thoại cho một số Sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và những ngày này tôi liên tục liên hệ với các giám đốc sở tại các địa phương đồng bằng Sông Cửu Long. Ở Cần Thơ đồng chí Giám đốc Sở nói với tôi lúa hè thu năm nay được mùa, trái cây được mùa, được giá. 
Tôi có trao đổi với đồng chí Giám đốc Sở của Hậu Giang, đồng chí Giám đốc Sở nói các loại trái cây như cam, chanh được mùa, được giá. Lúa hè thu năm nay bình quân 6 tấn, cùng kỳ năm ngoái có hơn 5 tấn. Tất nhiên là giá bây giờ đang thấp, vì giá thị trường thế giới rất thấp. 
Tình hình chung của cả nước cũng vậy, không phải tất cả đều như dưa hấu, trong tháng năm đều như hành tím. Cũng có mặt hàng được mùa, được giá như hồ tiêu. 
Trong 10 mặt hàng nông sản của chúng ta xuất khẩu năm nay, có 5 mặt hàng giá xuống và xuất khẩu xuống, đó là gạo, cao su, cà phê, tôm và cá tra. Nhưng có 5 mặt hàng lại lên, đó là hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ, sắn và rau quả. Trong đó sắn xuất khẩu tăng tới 44%. 
Tình hình rất khác nhau, vì vậy trong mọi tình huống chúng ta sẽ bình tĩnh, xử lý những tình huống đã đặt ra. Ví dụ, với dưa hấu giá xuống vì khả năng thông quan thấp, dưa hấu của Quảng Ngãi chỉ có 100.000 tấn, nhưng cả nước chúng ta một năm sản xuất 1.200.000 tấn. Chúng ta chỉ xử lý thông quan cho dưa hấu cho tháng 5, còn các tháng khác chúng ta sẽ tiếp tục."
Lý giải sự tồn đọng của một số mặt hàng, ông nói: Hành tím của Sóc Trăng, lý do chính là bởi vì 70% hành của Sóc Trăng là xuất khẩu, chủ yếu là sang Indonesia, từ cuối năm 2014 với chủ trương tự túc trong nước nên nước Indonesia dừng nhập khẩu hành từ nước Việt Nam nên đã ảnh hưởng làm cho tồn đọng. Chúng tôi đã sang tận Indonesia làm việc với các đồng nghiệp để tháo gỡ nhưng việc này cần phải có thời gian vì đây là chính sách của một nước. 
"Quay trở lại cái nhìn tổng thể, rõ ràng để nông dân có thu nhập cao hơn từ sản xuất nông nghiệp chúng ta phải lựa chọn những mặt hàng, làm với chất lượng cao hơn, với giá thành hạ hơn và làm căn cơ theo cả chuỗi giá trị để phát triển một cách bền vững và có hiệu quả." Bộ trưởng khẳng định.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trương Minh Hoàng tỉnh Cà Mau  về việc ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng cho biết: Chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường. Vì vậy, chúng ta tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng phải phù hợp với cơ chế thị trường. Hơn thế nữa, nước ta nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng cũng đang hội nhập rất sâu sắc vào nền kinh tế thế giới. Vì thế nên phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. 

Bản chất của thị trường thế giới cũng như thị trường nông sản nói chung, luôn có sự thay đổi. Để đạt được một sự ổn định tương đối, có nghĩa chúng ta phải làm cho sản xuất của nông nghiệp nước ta bám sát và phản ứng nhanh nhạy với những diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế để luôn đạt được hiệu quả cao nhất. Chúng ta không thể kỳ vọng có một thị trường luôn luôn có giá ổn định ở mức cao có lợi cho nông dân. Chúng ta phải tìm cách để thích ứng với thị trường.
Để thích ứng với thị trường kinh nghiệm hơn 20 năm vừa qua cho thấy, cách tốt nhất chúng ta phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của nước chúng ta, hỗ trợ bà con nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn với giá thành hạ hơn để trong mọi tình huống của thị trường thì nông sản của nước ta có khả năng cạnh tranh cao, vẫn có thể bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân.
"Với cách làm như vậy, trong hơn 20 năm qua nông nghiệp của nước ta đã liên tục phát triển, trước những diễn biến mới chúng ta sẽ tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn với thị trường quốc tế. Theo tôi, về cơ bản chúng ta vẫn nên tiếp tục cách tiếp cận đó." Bộ trưởng phát biểu.
Bộ trưởng cũng thừa nhận  phải tiếp tục hỗ trợ nông dân để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và hỗ trợ nông dân nhất là vào lúc thị trường có những biến động bất lợi, một mặt tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để giúp đỡ cho các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản một cách thuận lợi và có hiệu quả, mặt khác hỗ trợ bà con nông dân duy trì được giá không bị giảm quá sâu để rồi thua lỗ và thực hiện được những giải pháp mà có thể giảm thiểu những tổn thất. 
“Hiện nay, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện ngoài việc đầu tư để cho các cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên cứu và chuyển giao cho nông dân, theo tôi vấn đề quan trọng nhất hiện nay là hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Quan trọng không phải chỉ là chế biến mà phải chế biến ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và đặc biệt phải có các mối quan hệ thị trường để có thể tiêu thụ được sản phẩm làm ra. Vì thế, không có ai có thể làm tốt hơn đó chính là doanh nghiệp.” Bộ trưởng Cao Đức Phát nói. 
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương về vấn đề trách nhiệm của Bộ trưởng đối với thực trạng thiếu liên kết ở nông thôn thiếu liên kết, nông dân chạy theo phong trào, được mùa mất giá, Bộ trưởng cho biết: Chính phủ cũng đã có chỉ đạo, trong đó tập trung vào ở Bộ cũng như chính quyền các cấp và rà soát, quy hoạch để hướng dẫn cho nông dân hướng sản xuất những cây trồng, vật nuôi mà có khả năng cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ tốt hơn. Mặt khác, hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, về vốn để nông dân có thể sản xuất những sản phẩm với năng suất cao hơn, giá thành hạ hơn. 
“Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, rõ ràng yêu cầu mới đặt ra là phải phát triển mạnh hơn hai thành phần trong chuỗi giá trị, đó là các tổ hợp tác, các hợp tác xã và các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp, chỉ khi chúng ta phát triển theo chuỗi như vậy, với sự gắn kết thì sự tự phát của nông dân có thể được hạn chế, hiệu quả sản xuất sẽ ổn định hơn.” Ông nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hỏi về chủ trương liên kết 4 nhà chưa thành công. Bộ trưởng cung cấp thông tin:Chủ trương liên kết 4 nhà chúng ta đã đưa ra 10 năm nay. Chúng ta cũng đã cố gắng để triển khai thực hiện. Trên thực tế đối với một số loại sản phẩm như bò sữa và mía đường thì việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được thực hiện khá phổ biến. Nhưng đối với những sản phẩm mà nông dân không nhất thiết phải gắn bó với nhà máy chế biến hoặc là doanh nghiệp tiêu thụ thì sự liên kết có lỏng lẻo hơn.
“Tại sao trong các mối liên kết vừa qua chưa thành công.”? Bộ trưởng lý giải một phần rất quan trọng là doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít và những doanh nghiệp thực sự muốn liên kết có năng lực về tài chính, có kho tàng, có cơ sở chế biến có thể liên kết và thực hiện liên kết thì không nhiều.  Thứ hai, trong nông thôn hiện nay, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long thì các tổ hợp tác và đặc biệt các hợp tác xã rất ít, doanh nghiệp rất khó khăn khi liên kết trực tiếp với hàng trục nghìn hộ nông dân và gần như điều đó là không thể, cần phải có các tổ hợp tác và hợp tác xã để làm trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân. Thứ ba, theo tôi cũng rất quan trọng là sự quan tâm, lãnh đão, chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp./.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.