“Vẫn chưa tìm thấy nguồn phóng xạ bị mất ở Vũng Tàu“

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên)  trong phiên chất vấn
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) trong phiên chất vấn
(PLO) - Đây là thông tin đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ thông báo trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII.
Chuyện thất lạc nguồn phóng xạ đã được đưa ra để chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trong phần Quôc hội chất vấn Chính phủ. 
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đặt câu hỏi với bộ trưởng Nguyễn Quân: “Gần đây có việc để xảy ra liên tiếp các vụ mất nguồn phóng xạ do doanh nghiệp quản lý. Có nguồn đến nay vẫn chưa rõ mất từ khi nào và vẫn chưa tìm thấy. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý Nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc này.”
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết  trong 5 năm gần đây có bốn lần xảy ra mất nguồn phóng xạ. Hiện mới có hai nguồn phóng xạ đã được thu hồi, còn hai nguồn phóng xạ mất mà chưa thu hồi được. “Có một may mắn là những nguồn phóng xạ này hoạt động của nó thấp cho nên nó chưa gây ra tác hại lớn mà chúng ta phát hiện được.” ông nói.
Bộ trưởng cũng thừa nhận ở đây có trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ khoa học và công nghệ. Về nguyên nhân, Bộ trưởng giải trình: “Mặc dù các văn bản về quản lý nguồn phóng xạ đã được xây dựng, ban hành đầy đủ theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử, nhưng khâu kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng năm chúng tôi làm chưa thật đầy đủ.”
Có một lý do nữa Bộ trưởng đưa ra là theo Luật thanh tra mới không còn thành tra chuyên ngành về năng lượng nguyên tử (tức là an toàn bức xạ hạt nhân). Cho nên, cơ quan thanh tra chuyên ngành của ngành Khoa học công nghệ  không trực tiếp làm được công việc này, phải thông qua thanh tra của các sở khoa học, công nghệ. 
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra rất mỏng, cho nên với hơn 3000 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ trong cả nước, hàng năm thanh tra Sở  chỉ thanh tra được khoảng 5%, tức là khoảng 150 cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ. “Tuy nhiên, khi xảy ra hiện tượng này, chúng tôi đều phối hợp với các Sở khoa học, công nghệ, với Ủy ban nhân dân các tỉnh nhanh chóng triển khai các công việc cần thiết để truy tìm, để xử lý.” Bộ trưởng khẳng định.
Đối với việc mất nguồn phóng xạ ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho QH biết đã xử phạt doanh nghiệp này với mức xử phạt cao nhất. 
Tuy nhiên, ông cho rằng, chế tài xử phạt chưa đủ sức dăn đe: “Chúng tôi áp dụng mức cao nhất mà cũng chỉ được 80 triệu. Cho nên xử phạt hành chính và thậm trí phải xử phạt về mặt hình sự là điều cần thiết phải xem xét để đủ sức dăn đe. Cơ sở này quản lý nguồn phóng xạ nhưng không cho người sử dụng được đi đào tạo, không có chứng chỉ để sử dụng. Khi tháo lắp ra để sửa chữa không báo cáo với cơ quan quản lý. Vì thế lỗi của họ rất nặng, lỗi này là lỗi cố tình vi phạm. Nhưng mức xử phạt cao nhất của chúng ta áp dụng, chúng tôi cộng 3, 4 tội lại mới xử phạt được 80 triệu. Chúng tôi rất mong các chế tài xử phạt trong luật về xử phạt vi phạm hành chính phải được nâng lên ở mức đủ dăn đe.”
Trước QH, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cũng hứa sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đào tạo, cấp chứng chỉ cho những người quản lý, sử dụng các nguồn phóng xạ và sẽ ngăn chặn việc thất thoát các nguồn phóng xạ. 
Bộ trưởng cũng thông tin về việc Bộ Khoa học Công nghệ mới  ban hành thông tư về quản lý các nguồn phóng xạ di động. “Với phầm mềm quản lý của Bộ khoa học, công nghệ chúng tôi có thể kiểm soát được nguồn phóng xạ di động mà các doanh nghiệp sử dụng nó đang ở đâu, để khi có hiện tượng bị mất cắp hoặc thất thoát, chúng tôi có thể tìm được một cách nhanh chóng. Thời gian vừa rồi chúng ta chưa gắn được thiết bị định vị, cho nên việc truy tìm khó khăn hơn nhiều. Hiện nay các doanh nghiệp đang tiếp cận với chúng tôi để lắp thiết bị định vị và chúng tôi sẽ sớm báo cáo với Quốc hội về kết quả kiểm soát các nguồn phóng xạ này. “ ông nói.
Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm của người quản lý, ĐB Nguyễn Mạnh Hùng đặt một câu hỏi khá nhạy cảm cho Bộ trưởng Nguyễn Quân liên quan đến việc một số cử tri là nhà khoa học có phản ánh việc quản lý sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ còn thiếu công khai, minh bạch… Đặc biệt là việc có cơ quan quản lý chủ trì nhiệm vụ thuộc Bộ khoa học và công nghệ đã gợi ý, thậm chí tự đưa ra các quy định về việc các nhà khoa học trích nộp phần kinh phí thuê khoán chuyên môn với tỷ lệ rất lớn, từ 25% đến 50% cho cơ quan chủ trì, làm ảnh hưởng đến chất lượng đề tài.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng có nhận được thông tin phản ánh về những việc đó không và nếu có Bộ trưởng đã xử lý như thế nào để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong xét duyệt các đề tài nhiệm vụ khoa học, công nghệ, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả ngân sách Nhà nước cho thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ.” ĐB đặt câu hỏi.
Trả lời chất vấn của ĐB tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: “Báo cáo với đại biểu, cho đến giờ phút này chưa có ai phản ánh với tôi và cung cấp những bằng chứng về việc này, nhưng tôi xin đảm bảo với đại biểu là nếu có hiện tượng này các đại có thể chuyển địa chỉ cho chúng tôi, tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, những người làm sai, những người cố tình lợi dụng vị trí của mình để thực hiện những hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm minh./.

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…

'Áo mới' cho TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Ngày 20/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.