Bộ trưởng Nông nghiệp lý giải nguyên nhân giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cần phải đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo đủ thực phẩm cung ứng với giá cả phù hợp với các đối tượng…

Mặc dù từ ngày 1/4,  các doanh nghiệp (DN) lớn đã giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg, tuy nhiên, trên thị trường, giá thịt lợn  đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao. 

Trao đổi với báo chí về nguyên nhân giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra năm 2019  đã dẫn đến tổng thiệt hại mất 20% về số lượng, 9,3 % về khối lượng lợn.

 “Phải khẳng định đây là một thiệt hại rất lớn, không chỉ cho người chăn nuôi mà còn gây ra trong thị trường, giá cả thịt lợn lên trong một thời gian…”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, trong đó đặc biệt là Bộ NN&PTNT kết hợp cùng với các địa phương tập trung tái đàn và đến tháng 10/2019, sau khi dịch đi vào ổn định, Bộ đã có chủ trương kết hợp cùng các địa phương tập trung cho tái đàn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là gốc rễ vấn đề và kết quả tái đàn rất khả quan, khi đến hết quý I/2020 đã 6,3 % về số đàn so với tháng 12/2019. Cụ thể đến cuối tháng 3/2020, số đầu lợn là 24 triệu con.

“Với đà này, chúng tôi nhận định đến quý III và đầu quý IV, chúng ta sẽ đạt số lượng bằng thời kỳ cao nhất cuối năm 2018 và lúc đó chúng ta sẽ có đủ khối lượng để cung cấp cho thị trường…” - Bộ trưởng khẳng định.

Lý giải về việc giá thị lợn vừa qua vẫn cao, Bộ trưởng cho biết, nguyên nhân thứ nhất là do chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu, bởi trước khi có dịch, mỗi quý cả nước cần tới 910.000 tấn, trong khi vừa qua mới đạt 820.000-830.000 tấn. “Phải đến quý 4 chúng ta mới đạt được sản lượng đó…” - Bộ trưởng khẳng định.

Nguyên nhân thứ hai khiến giá thịt cao, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chính là do giá thành sản xuất cao do phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu…

Nguyên nhân thứ ba, cũng chính là do tỷ lệ còn thiếu nên còn rất nhiều khâu trung gian. “Ví dụ như vừa qua 15 DN đồng hành từ 1/4/2020 đưa giá xuất chuồng xuống 70.000 đồng/kg, nhưng vì lượng lợn ở những DN này chưa đủ nên chưa đủ sức chi phối thị trường. Cùng với đó là còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu giết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ, dẫn đến người tiêu dùng chưa được hưởng giá thành xuống thấp như chúng ta mong muốn.

“Tình hình này tới đây chúng ta phải tập trung nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp gốc rễ vấn đề là phải tập trung tái đàn, tăng đàn. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các DN cùng với Hiệp hội cùng với bà con nông dân hợp giữa các tỉnh để tăng đàn, đảm bảo nhanh nhất nhưng phải an toàn…” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các Bộ ngành (Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương),  các địa phương để giảm bớt khâu trung gian giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu dùng.

Cùng với đó, thời gian tới cần tiếp tục nhập khẩu sản phẩm thịt trong chừng mực ngắn hạn nhất định để đảm bảo cũng ứng cho thị trường. 

Ngoài ra, cần hướng dẫn tiêu dùng. Người tiêu dùng cần san sẻ mua các loại thực phẩm khác (như trứ, cá, tôm…) để vừa lợi cho sức khỏe vừa có giá cả phù hợp với sức tiêu thụ, vừa không tạo áp lực về một mặt hàng là thịt lợn.

“Như vậy, chúng ta cần làm đồng bộ nhiều biện pháp, và nếu làm được như vậy, chúng ta tin tưởng sẽ đủ thực phẩm cung ứng cho nhân dân với giá cả phù hợp với các đối tượng, kể cả người chăn nuôi, người làm dịch vụ, người tiêu dùng. Đấy là những nhóm giải pháp cần triển khai đồng bộ, quyết liệt…”- Bộ trưởng khẳng định.

Thống kê đến ngày 5/4, cả nước có 90% số xã tại 44 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh các ổ DTLCP. 19 tỉnh, thành phố đang có dịch có 95% số xã có ổ dịch đã 30 ngày không có lợn chết;

Tính đến ngày 10/3, tổng đàn lợn trên cả nước đạt 24 triệu con, đạt 74% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (31 triệu con lợn vào tháng 12.2018). Trong 3 tháng đầu năm nay, tốc độ tái đàn lợn trung bình trên phạm vi cả nước tăng 6,2%. Dự kiến đến quý III/2020, Việt Nam có thể cân đối được cung cầu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.