Bộ trưởng Hà Hùng Cường thăm và chúc tết Vietsovpetro

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng Đại sứ Andrey G.Kovtun thăm Cảng Vietsovpetro
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng Đại sứ Andrey G.Kovtun thăm Cảng Vietsovpetro
(PLO) - Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam Lê Tiến Châu cùng các thành viên của Đoàn công tác Bộ Tư pháp vừa có chuyến thăm và chúc tết cán bộ, nhân viên Vietsovpetro tại TP.Vũng Tàu.
Tại đây, Đoàn công tác do Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu đã có cuộc gặp gỡ  và cùng với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun, Tổng lãnh sự Liên bang Nga Anatoly V.Borovik thăm cán bộ và nhân viên Cảng của Liên doanh Vietsovpetro. 
Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiệp định liên Chính phủ giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên Xô (cũ) ký kết vào năm 1981 và Hiệp định sửa chữa ký năm 1991 với nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở các lô trên thềm lục địa Việt Nam. 
Sau gần 33 năm hoạt động, đến nay Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã thực hiện một khối lượng lớn các công việc như: đã khoan 323 giếng khoan thăm dò - khai thác với hơn 1,3 triệu mét khoan, xây dựng 12 giàn cố định, 2 giàn công nghệ trung tâm, 9 giàn nhẹ, 3 giàn bơm ép nước, 4 trạm rót dầu không bến, 2 giàn nén khí, 2 giàn khoan tự nâng, trên 325km đường ống nội mỏ và 17 phương tiện nổi gồm các tàu cẩu, tàu dịch vụ, tàu lặn và tàu chống cháy... 
Tại căn cứ tổng hợp trên bờ đã xây dựng một tổ hợp tương đối hoàn chỉnh các công trình, kho cảng đảm bảo cung ứng dịch vụ cho công tác tìm kiếm - thăm dò, cảng chuyên dụng gồm 10 cầu cảng dài 1.300 mét và 2 bãi lắp ráp phục vụ cho công tác lắp ráp giàn khoan; đã khai thác được trên 210 triệu tấn dầu từ mỏ Bạch Hổ, Rồng với tổng mức doanh thu bán dầu đến nay đạt trên 70 tỷ USD, nộp ngân sách và lợi nhuận cho Nhà nước gần 45 tỷ USD, thu gom và cung cấp vào bờ trên 16,5 tỉ mét khối khí đồng hành và khí hóa lỏng, bơm vào vỉa 185,8 triệu mét khối nước biển nhằm bảo tồn áp suất vỉa… Tính từ khi khai thác mỏ đến hết năm 2013, Vietsovpetro đã khai thác 208 triệu tấn dầu, cung cấp vào bờ trên 26,3 tỷ mét khối khí đồng hành…
Dịp này, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun đã chúc tết và chúc cho sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga ngày càng hiệu quả hơn, điển hình là Liên doanh Vietsovpetro. Đặc biệt là ngài Đại sứ đã ôn lại những kỷ niệm đẹp với Bộ trưởng Hà Hùng Cường – một người bạn thân thiết khi Bộ trưởng còn ở Liên bang Nga (Liên bang Xô Viết trước đây) học tập và làm việc. 
Có thể nói, cuộc gặp giữa Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Đại sứ Liên bang Nga Andrey G.Kovtun đong đầy cảm xúc giữa hai người bạn - như tình hữu nghị Việt Nam và Liên bang Nga. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cảm động trước những tình cảm mà Đại sứ Liên bang Nga dành cho Bộ trưởng nói riêng và Việt Nam nói chung. 
Với Vietsovpetro, Bộ trưởng xúc động khi gặp lại chiếc tàu Trường Sa – chính là chiếc tàu “năm xưa” mà Bộ trưởng đã “giải cứu” thành công từ Singapore. Vào năm 1994, tàu Trường Sa bị tạm giữ tại cảng của Singapore do liên quan đến một vụ tranh chấp giữa Vietsovpetro và Huyndai Hàn Quốc. Bộ trưởng Hà Hùng Cường lúc bấy giờ với vai trò là Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế và Hợp tác quốc tế đã tham gia trực tiếp vào việc thỏa thuận, hòa giải để tàu Trường Sa có thể rời cảng Singapore về phục vụ sản xuất đến bây giờ.
Tàu Trường Sa với chiều rộng 54,51m, chiều dài  141,41m, được hạ thủy năm 1984 tại Hà Lan, là một trong hai tàu cẩu (Trường Sa, Hoàng Sa) có sức nâng từ 600 - 1.500 tấn – là tàu lớn nhất Việt Nam chuyên sử dụng để lắp đặt các công trình biển, chân đế và Topside giàn khoan dầu khí ngoài thềm lục địa Việt Nam.
Năm 2011, tàu Trường Sa được hoán cải lắp đặt thêm hệ thống rải ống dầu và khí tự động trên tàu góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tàu  mỗi năm hàng trăm  triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Đọc thêm

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.