Rơi nước mắt trước cậu bé mò cua bắt ốc nuôi bà nội

Bà cháu nương tựa nhau trong căn nhà ở nhờ
Bà cháu nương tựa nhau trong căn nhà ở nhờ
(PLO) - Cậu bé 12 tuổi lọt thỏm giữa chúng bạn vì còi cọc, ốm yếu, bàn tay khẳng khiu chằng chịt sẹo và các vết trầy xước vì bị cua cắp, được mọi người cảm phục vì lòng hiếu thuận và ý chí kiên cường
Đứa trẻ bị bỏ rơi còn đỏ hỏn đã phải theo bà ra ruộng
Người dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đều biết tiếng cậu bé Lê Văn Chiến (SN 2001, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Ngọc Sơn) vì tấm lòng hiếu thảo và ý chí kiên cường. Bố mẹ li hôn và đi biệt xứ khi Chiến mới năm tháng tuổi. Đứa bé đỏ hỏn bị bỏ lại cho bà nội già yếu. 
Hàng ngày bà ra đồng làm việc, nhiều hôm không nhờ được ai trông coi phải bế cả thằng bé ra đồng, đặt trên bờ rồi xuống cấy lúa. Cứ như vậy hai bà cháu rau cháo nuôi nhau qua ngày.
Năm nay đứa cháu 12 tuổi, bà Lê Thị Hường đã bước sang tuổi 84, mái tóc đã bạc trắng, đôi chân đi lại đã khó khăn vì già yếu. Bà tâm sự: “Khi bố mẹ bỏ đi, Chiến còn nhỏ quá, nhìn cháu khóc thét vì đói mà tôi đau xót vô cùng. Bố mẹ nó đi đâu không ai biết. Thương cháu tôi phải chắt nước cơm cho uống rồi bế đi xin sữa khắp nơi. Nhiều lần tưởng nó không sống nổi vì gầy yếu, may sao lớn lên khỏe mạnh như hiện nay”.
Bà Hường từ sáng đã ra đồng, có ai thuê việc gì làm nấy, khi thì nhổ cỏ, khi thì làm rau. Mùa đông lạnh lẽo, ngôi nhà lụp xụp vắng bóng người càng lạnh hơn. Gió lùa từ những khe nứt, những lỗ thủng trên mái nhà. Hai bà cháu nương tựa vào nhau mà sống.
Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. 
Một ngày lọ mọ ở ao hồ, đồng ruộng, cậu bé kiếm được khoảng 20 ngàn đồng, được ít được nhiều đều mang về cho bà mua gạo nấu cơm. Rất nhiều lần Chiến bị nhiễm trùng do cua cắp vào tay. Nhìn bàn tay cậu bé nghèo gầy nhẳng, chi chít những vết sẹo, vết xước do bị cua cắp, ai cũng thấy xót xa.
Tài sản lớn nhất trong nhà là chiếc xe đạp. Chiến cười bẽn lẽn: “Đó là chiếc xe em mua được từ việc gom góp tiền sau mấy mùa bán cua, bán ốc”. Dù nắng hay mưa, cứ sau buổi học về nấu cơm ăn cùng bà, Chiến lại cầm túi ra đồng. 
Nhiều hôm chưa kịp về nhà, cậu bé để cặp sách trên bờ rồi lao xuống ruộng mò cua bắt ốc, say sưa “lao động” đến tận trưa muộn mới về ăn cơm. Bị bạn bè trêu chọc, cậu bé ban đầu là mặc cảm, rồi buồn rầu; nhưng mãi cũng thành quen, các bạn cũng thông cảm động viên Chiến cố gắng. 
Bà nội bán nhà dắt cháu đi tìm bố
Cậu bé tâm sự hồi nhỏ đã rất tủi thân khi thấy bạn bè có bố mẹ chăm sóc. Nhiều lần em hỏi bố mẹ đi đâu nhưng bà chỉ khóc không nói gì. Từ đó Chiến không bao giờ hỏi nữa vì sợ làm bà buồn. Sau này Chiến đã được bà kể chuyện gia đình, nhưng cậu bé không giận bố mẹ: “Em luôn nghĩ chắc bố mẹ phải có lí do gì đó mới làm như vậy. Giờ đây em chỉ mong ước bà nội luôn khỏe mạnh để sống với em”. 
Tất cả tiền bán ốc, bán cua Chiến đều để dành mua gạo, sách vở và thuốc cho bà, không bao giờ đòi quần áo mới hay vật dụng gì cho mình. Bao lâu nay, cậu bé cứ mặc đi mặc lại hai bộ đồ cũ kỹ đã xỉn hết màu.
Bà lão kể trước đây có đưa cháu đi tìm bố nhưng không thấy. Sau đó mấy năm bà cháu lại tiếp tục đi tìm, bán cả nhà cửa, vay mượn tiền bạc để có tiền làm lộ phí, lang thang các tỉnh trong miền Nam. Hai bà cháu cứ lang bạt khắp nơi, có hômhết tiền nhịn đói, bà cháu ôm nhau khóc.
Sau hai năm lặn lội vất vả, cuối cùng họ cũng tìm được bố của Chiến ở mãi trong tỉnh Bình Phước. Nhưng người bố đã có gia đình riêng, cuộc sống cũng vô cùng nghèo khó không thể chăm sóc được con trai và mẹ già. Bà lão đành nuốt nước mắt đưa cháu về quê. 
Lúc này đất đai và nhà cửa không có, hai bà cháu thành người vô gia cư không một chỗ che mưa che nắng. Quá thương hoàn cảnh, một người họ hàng đã cho mượn ngôi nhà nhỏ để bà cháu có chỗ sinh sống.
Nhịn đói, nhường cháo cho bà
Thời gian hai năm đi tìm bố cũng là thời gian Chiến bị thất học. May mắn nhà trường biết hoàn cảnh nên tạo điều kiện để cậu bé được đến trường trở lại. Vì thế năm nay Chiến 12 tuổi nhưng mới học lớp 5. Lúc đầu mới đi học trở lại, cậu bé rất khó khăn để bắt kịp các bạn. 
Tuy nhiên nhờ cần cù siêng năng và tư chất thông minh, chỉ một thời gian ngắn em đã nắm các kiến thức cơ bản. Ở các cấp học trước, Chiến đều đạt học sinh giỏi. Cậu bé có ước mơ cháy bỏng là học thật giỏi để sau này kiếm tiền nuôi bà nội. 
Cô Lê Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng trường cấp I xã Ngọc Sơn cho biết: “Chiến là một cậu bé hiền lành, lém lỉnh và rất thông minh. Năm nay, Chiến là một trong những học sinh nằm trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi huyện. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em lại rất nghị lực và hiếu thuận với bà nội. Nhà trường luôn tạo điều kiện để Chiến có thể tới trường”.
Cô Hiệu trưởng cũng cho biết thêm, có lần Chiến bị ngất ngay trên lớp vì đói quá. Các cô giáo đã đưa em vào phòng y tế cho uống sữa, cậu bé mới tỉnh lại. 
Sau khi tìm hiểu mới biết, hôm đó bà Chiến ốm nặng nên cậu bé lấy hết tiền mua thuốc và cháo cho bà, còn mình nhịn đói cả ngày. Các cô trong trường đều rớt nước mắt nhìn cậu học trò khẳng khiu, ốm yếu, đã phải sớm biết lo toan. 
Đoàn thanh niên địa phương và các thầy cô giáo đã hỗ trợ thêm về tiền, quần áo, sách vở để cậu bé Chiến có cơ hội được đến trường. Mặc dù được mọi người giúp đỡ và nhà trường ưu ái một vài khoản không phải đóng góp nhưng cuộc sống của hai bà cháu Chiến vẫn rất vất vả.
Bà lão tâm sự: “Tôi ngày càng già yếu không biết chết khi nào. Chỉ sợ sau khi tôi chết đi không có ai chăm sóc thằng Chiến. Không biết rồi nó có thể hoàn thành ước mơ được cắp sách đến trường nữa hay không”?.
Ước mơ của cậu bé hiếu thuận có thành hiện thực hay không, một phần nhờ vào lòng hảo tâm của bạn đọc Pháp luật. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.