Tư pháp phải thực sự xung kích vào các vấn đề “nóng”

Tư pháp phải thực sự xung kích  vào các vấn đề “nóng”
(PLO) - Chiều 15/1, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, UBND TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2014. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, kết quả tích cực của công tác tư pháp của Hà Nội không chỉ là nhờ sự nỗ lực của cơ quan tư pháp mà còn là sự vào cuộc của cấp ủy và chính quyền các cấp ở Thủ đô.
Khẳng định rõ nét vai trò trong xây dựng và phát triển Thủ đô
Báo cáo tổng kết của UBND thành phố (TP) cho thấy, công tác tư pháp năm 2013 được các ngành, các cấp TP thực hiện tốt, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Thủ đô. Nổi bật như hoàn thành tốt nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; triển khai nghiêm túc công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), trong đó đáng chú ý là các VBQPPL thuộc thẩm quyền của TP cụ thể hóa Luật Thủ đô mặc dù khối lượng lớn, thời gian gấp song đã được xây dựng với chất lượng cao, ban hành kịp thời khi Luật có hiệu lực… 
UBND TP  đánh giá, qua việc triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2013, vai trò tham mưu, tư vấn pháp lý của ngành Tư pháp đối với hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng chủ động và có hiệu quả hơn. Những kết quả này đã khẳng định một cách rõ nét hơn vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư pháp trong công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như một số sở, ngành, quận, huyện chưa chỉ đạo sát sao công tác tư pháp của ngành, địa phương mình; chất lượng thẩm định tại một số quận, huyện chưa đáp ứng được yêu cầu; còn tình trạng tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch; quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá trên địa bàn chưa bao quát, chưa nắm bắt kịp thời những tiêu cực, bức xúc phát sinh trong những lĩnh vực này. 
Vì vậy, để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những vướng mắc, UBND TP đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 nhằm tạo ra những bước chuyển biến cơ bản trong công tác tư pháp, cùng các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn 2011 – 2015.
Đối với công tác PBGDPL, UBND TP xác định năm 2014 là năm “trật tự và văn minh đô thị” nên bên cạnh phổ biến các VBQPPL được Quốc hội khóa XIII thông qua, Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến giới thiệu các VBQPPL về trật tự xây dựng đô thị, giải phóng mặt bằng, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. 
Ngoài ra, sẽ tăng cường kiểm tra công tác PBGDPL; tiếp tục triển khai Ngày Pháp luật hàng tháng trên địa bàn TP; nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân…
Cần đột phá để tương xứng hơn nữa với vị thế, tiềm năng của mình
Biểu dương và điểm lại 7 kết quả nổi bật năm qua của Tư pháp Thủ đô, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh một lần nữa quan điểm công tác tư pháp không phải chỉ là của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp mà là công tác của cấp ủy và chính quyền thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn. 
Bộ trưởng vui mừng nhận thấy rằng các cơ quan tư pháp trên địa bàn TP có nhiều cố gắng, cơ bản bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2013 cũng như bám sát nhiều vấn đề lớn của TP, qua đó tiếp tục đóng góp rõ rệt hơn vào thành tựu kinh tế - xã hội nói chung của Thủ đô, vào kết quả chung của toàn ngành Tư pháp. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra, kết quả trên chưa tương xứng, chưa có nhiều đột phá, chưa thực sự xung kích vào vấn đề khó, nhạy cảm trên địa bàn Thủ đô, như năng lực cạnh tranh của TP năm 2013 bị sụt giảm nghiêm trọng mà chưa tham mưu được biện pháp tháo gỡ; chưa phải là địa chỉ phản biện tích cực các chính sách, chủ trương của Trung ương… 
Thậm chí còn tồn tại một số yếu kém trong lĩnh vực luật sư, công chứng, hành chính tư pháp. Do đó, Bộ trưởng đề nghị ngành Tư pháp Hà Nội cần bám sát hơn Chương trình hành động của toàn ngành Tư pháp và 10 nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2014 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận mới đây để xứng tầm hơn với vị thế, tiềm năng của Thủ đô. 
Cụ thể, tham gia đóng góp xây dựng Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi, các bộ luật, luật sẽ được sửa đổi, bổ sung năm 2014; đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính; triển khai tốt công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức thực hiện hiệu quả Luật PBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở và tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý; tiếp tục đổi mới tư duy quản lý nhà nước đối với công tác bổ trợ tư pháp và quan tâm hơn nữa đến chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự, nhất là chế định thừa phát lại…
Hội nghị đã công bố và trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể (Phòng Kiểm tra và thi hành VBQPPL, Sở Tư pháp TP.Hà Nội), 2 cá nhân (bà Hồ Xuân Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.Hà Nội, bà Tống Thị Thanh Nam - Trưởng phòng Kiểm tra và thi hành VBQPPL, Sở Tư pháp TP.Hà Nội); tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 6 tập thể, 4 cá nhân; tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của UBND TP cho 4 tập thể; tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của UBND TP cho 4 tập thể; tặng Bằng khen của UBND TP cho 5 tập thể, 5 cá nhân; tặng Bằng khen của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL TP cho 6 tập thể, 12 cá nhân...

Đọc thêm

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.