Bộ đội biên phòng Lai Châu: “4 cùng” với người dân

Bộ đội Biên phòng làm đường giúp dân.
Bộ đội Biên phòng làm đường giúp dân.
(PLO) - Thực hiện “4 cùng” với đồng bào khu vực biên giới (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng nói tiếng dân tộc), những năm qua,  người lính biên phòng tỉnh Lai Châu đã xắn quần lội ruộng, cầm cuốc xới ngô, sắn, tích cực triển khai các mô hình kinh tế mẫu, cùng chia sẻ nắm cơm chấm muối với bà con. Thậm chí, các anh còn trở thành kỹ sư nông nghiệp, thầy thuốc bất đắc dĩ khi bà con cần.

Phát huy tình quân dân cá - nước

Khu vực biên giới tỉnh Lai Châu có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 265,095km gồm 23 xã biên giới, 229 bản thuộc 4 huyện với 10 dân tộc sinh sống. Cùng với những khó khăn về kinh tế, xã hội, khu vực biên giới. 

Lai Châu còn tiềm ẩn những vấn đề tác động đến ổn định chính trị, trật tự xã hội như: các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền đạo trái pháp luật, kích động di cư tự do, buôn bán người, buôn bán trái phép chất ma túy qua biên giới… Do đó, những năm qua, các đồn biên phòng đứng chân trên địa bàn biên giới đã nỗ lực đẩy mạnh công tác dân vận và đạt được những hiệu quả tốt. 

Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền tập trung tại các buổi sinh hoạt cộng đồng với tuyên truyền đến từng cá nhân, hộ dân khi tham gia lao động, sản xuất giúp dân hoặc dạy học, khám bệnh, cấp thuốc cho dân. Cán bộ chiến sĩ Biên phòng luôn bám sát địa bàn, gần gũi nhân dân, đến tận bản, từng hộ dân, thực hiện “4 cùng” “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với bà con để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giữ gìn trật tự xóm, bản, chấp hành quy chế khu vực biên giới, hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, lôi kéo di cư tự do…

Các cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã lựa chọn, giới thiệu 20 cán bộ giàu kinh nghiệm tăng cường ở 20/23 xã biên giới tham gia cấp ủy, trong đó 2 đồng chí làm Bí thư Đảng ủy xã, 18 đồng chí Phó bí thư Đảng ủy xã, giới thiệu 61đảng viên thuộc các Đồn đến sinh hoạt tại Đảng các chi bộ bản thuộc Đảng bộ các xã biên giới hoạt động kém hiệu quả; thường xuyên củng cố, kiện toàn các chi bộ, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, bồi dưỡng 987 quần chúng ưu tú giới thiệu phát triển đảng viên, trong đó 652 quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng, củng cố 143 tổ chức chính trị xã hội.

Đại úy Triệu Quang Hùng - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Dào San (huyện Phong Thổ) cho biết: “Phát huy tình quân dân cá - nước, chúng tôi  - những người lính quân hàm xanh luôn coi đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt. Được giao quản lý địa bàn 3 xã: Mù Sang, Dào San, Tung Qua Lìn với 32 bản, dân tộc Mông chiếm hơn 80% dân số, đời sống kinh tế của nhân dân còn khó khăn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, Đồn tích cực triển khai các hoạt động an sinh xã hội, giúp dân lao động sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai, khám chữa bệnh cho nhân dân”.

Hiệu quả công tác dân vận

Thực hiện Đề án “Bộ đội Biên phòng (BĐBP)” Lai Châu tham gia giúp đồng bào La Hủ định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện Mường Tè quy hoạch ổn định, sắp xếp và di chuyển dân ở một số thôn bản ở vùng khó khăn đến nơi có điều kiện sản xuất tốt hơn để thành lập bản theo mô hình nông thôn mới. Như thành lập 3 bản: Hà Xi (xã Pa Ủ), Là Si (xã Ka Lăng), Là Si (xã Thu Lũm). Quy hoạch sắp xếp lại 2 bản: Tân Biên, Mu Chi (xã Pa Ủ). Di chuyển 35 hộ dân bản Phí Chi A (xã Pa Vệ Sử) ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đến vị trí mới an toàn.

Sắp xếp ổn định định canh, định cư dân tộc Mảng bản Hua Pảng, Nậm Nó, xã Nậm Ban (cũ) và 54 hộ đồng bào dân tộc Hà Nhì chuyển sang vị trí mới định canh, định cư ở bản Gia Tè, Mò Su (xã Mù Cả). Việc đầu tư này giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống để an cư để lạc nghiệp. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho Nhà nước đầu tư các hạng mục công trình, phúc lợi xã hội, bà con thêm thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên trong cuộc sống.

Đại tá Vũ Quang Mạo - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết: “Để người dân mắt thấy, tai nghe và tin tưởng làm theo, BĐBP Lai Châu đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình hiệu quả. Điển hình là mô hình HTX Đoàn Kết chăn nuôi gia súc tập trung ở bản Hùng Pèng (xã Ma Ly Pho), tăng gia sản xuất, hướng dẫn nhân dân nuôi lợn nái sinh sản, trồng chuối thương phẩm ở xã Huổi Luông, nuôi dê sinh sản ở xã Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Mồ Sì San, giúp đồng bào La Hủ, Mảng trồng lúa nước ở các xã Hua Bum, Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Tá Bạ, Thu Lũm. Mô hình nhận đỡ đầu nuôi dưỡng 60 học sinh của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và 13 đồn biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động được các địa phương, nhà trường, phụ huynh ghi nhận và mong muốn được phát huy, mở rộng”.

Từ các mô hình dân vận, BĐBP Lai Châu đã làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân, nâng cao tính tự giác, tự chủ trong lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và BĐBP. Năm 2015, thu nhập bình quân các xã biên giới tỉnh Lai Châu đạt 7,4 triệu đồng/người/năm, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 29,8%, tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 8,92 tiêu chí/xã (tăng 5,8 tiêu chí so với năm 2011), xã thấp nhất đạt 6 tiêu chí, xã cao nhất đạt 12 tiêu chí. Những kết quả này có sự góp sức không nhỏ của những người lính mang quân hàm xanh và thêm khẳng định “các anh về bản làng thêm vui”.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.