Biến đổi khí hậu - trở lực kinh tế đất Chín Rồng

Nông dân bán nông sản cho các thương lái
Nông dân bán nông sản cho các thương lái
(PLO) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn được xem là khu vực có nhiều tiềm năng, cơ hội để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, từ đó phát triển bền vững. Nhưng những tác động tiêu cực gần đây của hạn, mặn và biến đổi khí hậu (BĐKH) đang cản trở sự phát triển của kinhh tế vùng. 

Hôm qua (13/7), tại Hậu Giang, trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL-Hậu Giang 2016 (MDEC-Hậu Giang 2016), Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo “Các biện pháp kiểm soát mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất dân sinh vùng ĐBSCL”.

Thiệt hại hơn 4.600 tỷ đồng

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho hay, sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) ước đạt 250 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%. Trong đó, khu vực I (sản xuất nông nghiệp) giảm 2% do ảnh hưởng của tác động BĐKH, hạn hán xâm nhập mặn, ước tính tổng thiệt hạn khoảng 4.678 tỷ đồng. Bởi nó trực tiếp tác động lên 6.561ha hoa màu và rau màu; 10.831ha cây ăn quả và cây công nghiệp; khoảng 226.605 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt...

Ông Nguyễn Quốc Việt kỳ vọng qua hội thảo này có thể đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp công trình và phi công trình trữ ngọt để phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL, bên cạnh nghiên cứu, chuyển đổi giống cây trồng trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Một nghịch lý khác, trong 6 tháng đầu năm, ĐBSCL thu hút 62 dự án từ các nhà đầu tư đến từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật... đầu tư phát triển vùng trong nhiều lĩnh vực, nhưng không có dự án nào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Nguyễn Phương Lam (Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp TP Cần Thơ), cho biết.

Trước đó, tại nhiều hội nghị trong Diễn đàn MDEC-Hậu Giang 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị các tỉnh, thành trong vùng cần đề xuất nhiều cơ chế chính sách, giải pháp thiết thực thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các thành phố lớn và với các vùng trong cả nước, cộng đồng doanh nghiệp để phát triển vùng, liên kết vùng thích ứng với BĐKH ở đây. 

“Do đặc thù địa lý, ĐBSCL là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động bất lợi của BĐKH, khô hạn, xâm nhập mặn và nước biển dâng đã gây nên những thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cũng như đời sống và sinh kế của người dân trong vùng.”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 

Người dân vẫn sản xuất nông sản nhỏ, lẻ
Người dân vẫn sản xuất nông sản nhỏ, lẻ

Liên kết để đối phó 

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước cho hay, có 2 thách thức lớn ĐBSCL đang đối diện là thách thức toàn cầu và thách thức khu vực. Trong đó, thách thức toàn cầu là BĐKH, nước biển dâng và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế; còn khu vực là áp lực tăng dân số, yêu cầu về nguồn nước, sự thâm hụt về trầm tích sông, kinh tế cuộc sống và sinh kế của người dân trong vùng. 

Trên thực tế, những thách thức này đang cùng nhau tác động liên hoàn  lên kinh tế vùng. Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết đối với ĐBSCL là các tỉnh, thành không thể ứng phó riêng lẻ, cần có sự liên kết giữa các tỉnh, thành; đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cần tham gia vào chuỗi giá trị chung trong bối cảnh BĐKH, hạn, mặn.

Cùng quan điểm trên, tại Diễn đàn Doanh nghiệp vùng ĐBSCL diễn ra cùng ngày tại Hậu Giang, PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thời gian gần đây đã được nhìn nhận tích cực hơn. Sắp tới, trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng, vùng ĐBSCL cần đánh giá đúng xu thế, lợi thế phát triển trong logic tổng thể và tầm nhìn dài hạn, cần coi doanh nghiệp là lực lượng dẫn dắt sự phát triển theo chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất. Để từ đó, vùng ĐBSCL trở thành vùng có chiến lược khởi nghiệp bền vững. 

Xung quanh vấn đề này, ông Châu Hồng Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, tỉnh này đang chủ động tìm tới doanh nghiệp, không chờ doanh nghiệp tìm tới mình. Theo đó, chính quyền tỉnh đã thành lập kênh thông tin kết nối doanh nghiệp, viếng thăm, mở hộp thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức điểm hẹn doanh nhân, cà phê doanh nghiệp... Từ đó biến thách thức thành cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện liên kết với nông dân tốt hơn. 

“Từ sức ép về thị trường, Đồng Tháp đã chuyển đổi và thực hiện thành công mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng. Cụ thể, đã có 10 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và có mặt trên thị trường quốc tế như xoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Newzealand), nhãn (Mỹ), chanh (Nhật Bản, Hàn Quốc), ớt (Thái Lan, Hàn Quốc Malaysia), cá tra (Mỹ, EU)...”- ông Châu Hồng Phúc chia sẻ. 

Tối 11/7, tại TP Vị Thanh (Hậu Giang) diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - Hậu Giang năm 2016 (MDEC - Hậu Giang 2016) với chủ đề: “ĐBSCL – Chủ động hội nhập và phát triển bền vững”.

Tham dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, Đại sứ quán các nước, cùng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh trong vùng, đại diện Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các doanh nghiệp và các nhà tài trợ.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Thủ tướng đánh giá, MDEC-Hậu Giang 2016 là diễn đàn quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Diễn đàn thành công đã đề xuất được nhiều cơ chế chính sách, giải pháp thiết thực thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các thành phố lớn và với các vùng trong cả nước, cộng đồng doanh nghiệp để phát triển vùng, liên kết vùng thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.

“ĐBSCL là vùng đất màu mỡ, có sản lượng lương thực lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam, chiếm 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây của cả nước, đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng kỳ vọng, Diễn đàn lần này sẽ hoạt động sôi nổi, tổng hợp và ghi nhận nhiều kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ để các tỉnh, thành trong vùng hoàn thiện khung cơ chế, chính sách hành động ngay tức thời không chậm trễ và không “chần chừ” vì mục tiêu phát triển, an toàn, trù phú và bền vững cho ĐBSCL.

Sau Diễn đàn này, Phó Thủ tướng hy vọng doanh nghiệp, nhà tài trợ, các địa phương sẽ tìm ra những cơ hội tốt hợp tác các tỉnh, thành trong vùng sẽ có những biện pháp hỗ trợ thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, làm tốt công tác cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.  

Ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trưởng ban Chỉ đạo Diễn đàn cho biết, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã đóng góp cho MDEC-Hậu Giang 2016. Từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ cho vùng  927 tỷ đồng, trong đó các tỉnh ĐBSCL vận động 638 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ 257 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội vùng ĐBSCL.

MDEC-Hậu Giang 2016  diễn ra từ 11 đến 15/7, với 7 hoạt động chính và nhiều  hoạt động kết hợp, cụ thể như: Lễ khai mạc; Hội nghị ĐBSCL - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững; Diễn đàn doanh nghiệp vùng ĐBSCL năm 2016.

Bên cạnh đó, hội thảo về hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; hội nghị các giải pháp kiểm soát mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL; hội thảo hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị... 

Diễn đàn MDEC-Hậu Giang 2016 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn đang đặt ra của vùng như chủ động ứng phó BĐKH nước biển dâng, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, hỗ trợ khoa học công nghệ, ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tập trung bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp, nông dân ở vùng ĐBSCL khi gia nhập quốc tế, Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thông qua Diễn đàn này, mong muốn sẽ đẩy mạnh hợp tác, đầu tư; kết nối cung - cầu, quảng bá thế mạnh của vùng, tiến tới thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, giải quyết việt làm cho một bộ phận lao động ở các địa phương, góp phần giúp cho ĐBSCL phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.