Bí mật trong cuộc trao đổi tù binh gay cấn trên vùng biển Hà Tĩnh

Cuộc trao đổi tù binh diễn ra chớp nhoáng trên vùng biển Hà Tĩnh
Cuộc trao đổi tù binh diễn ra chớp nhoáng trên vùng biển Hà Tĩnh
(PLO) - Chiếc ca nô hiện đại bậc nhất của quân đội Mỹ ngày ấy đã được chuyển về Liên Xô để nước bạn nghiên cứu công nghệ sản xuất vỏ tàu của địch. “Điệp vụ” ấy bắt nguồn từ một cuộc trao đổi tù binh không kém phần hồi hộp giữa ta và Mỹ tại vùng biển Hà Tĩnh vào năm 1968.

Cuộc trao đổi tù binh gay cấn

Cơ duyên của cuộc trao đổi tù binh lại đến từ một trận chiến trên biển 3 năm trước đó. Tối ngày 1/7/1965, tại vùng biển miền Bắc Việt Nam giáp ranh hải phận cuộc tế, đã xảy ra một trận chiến đấu không cân sức giữa ba tàu của Trung đoàn 172 Hải quân nhân dân Việt Nam với hàng chục tàu chiến từ hạm đội 7 của Mỹ cùng hàng chục máy bay yểm trợ. Bốn chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hi sinh , toàn bộ thủy thủ đoàn 32 người còn lại bị sa vào tay giặc.  
Ba năm sau, những thủy thủ còn lại trên ba tàu chiến của Trung đoàn 172 bị Mỹ giam cầm tại căn cứ quân sự trên đảo Honolulu giữa Thái Bình Dương. Một cuộc thương lượng được tiến hành. Mỹ sẽ trao trả cho ta 32 chiến sĩ hải quân ấy, đổi lại, phía ta sẽ trả lại 2 phi công có hạng bị bắt sống.
Cựu chiến binh Nguyễn Lự (SN 1942, ngụ thôn Động Dương, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), nhớ lại. Một ngày giữa tháng 10/1968, theo thỏa thuận đôi bên, một tàu chiến Mỹ được phép tiến sâu vào hải phận của ta phía ngoài khơi vùng cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Các chiến sĩ của ta được địch cho ngồi vào một chiếc ca nô cứu sinh rồi thả xuống. Ngay lúc đó, trực thăng của không quân ta bay đến, dòng thang xuống cho hai phi công Mỹ leo xuống khoang tàu.
Cuộc trao đổi diễn ra chớp nhoáng. Xong, tàu Mỹ quay đầu chạy nhanh ra khơi. Những chiến sĩ của ta không thể leo thang dây lên máy bay trực thăng vì nhiều người, mất thời gian quá lâu, không đảm bảo an toàn, hơn nữa máy bay cũng không thể chở hết từng ấy người. Đành đi ca nô.
Ca nô của Mỹ do một chiến sĩ hải quân ta lái, chạy vào đất liền. Sai sót của Mỹ bắt đầu từ đây. Giặc không tính đến chuyện số phận của chiếc ca nô hiện đại bậc nhất quân đội Mỹ lúc ấy sẽ ra sao.
Đoàn thủy thủ 32 chiến sĩ cặp bờ, liền lên ngay ô tô về Hải Phòng. Chiếc ca nô được giao lại cho huyện đội Thạch Hà cất giữ.
Máy bay Mĩ hủy diệt ca nô Mĩ
Chuẩn úy Nguyễn Lự khi ấy nhận nhiệm vụ đặc biệt là đưa chiếc ca nô của Mỹ về nơi an toàn. Ông đề nghị một chiến sĩ làm trợ lý đi theo. Cả hai lên đường ngay. Sau hai ngày ròng rã đi bộ, họ đã có mặt tại xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30/11/1968. Sau khi làm việc với huyện đội, các đồng chí ở đây cho biết, suốt mấy ngày qua, máy bay Mỹ quần đảo trinh sát và bắn phá khắp nơi trong vùng. Chúng muốn tìm cách hủy diệt chiếc ca nô đã sai lầm để rơi vào tay ta.
Đến hiện trường, chiếc ca nô nặng khoảng nửa tấn đã được kéo vào một khe cát có cây lá che phủ. Sau khi đổ thêm nhiên liệu, giở xem sơ đồ hướng dẫn và khởi động máy, tất cả đều vận hành tốt. Ông gật gù yên tâm.
Hoàng hôn xuống. Thủy triều dâng xóa nhòa bờ cát, mấp mé đáy ca nô. Dân làng và các chiến sĩ xúm nhau đẩy chiếc ca nô xuống nước. Từng đợt sóng trắng xóa ập vào. Tiếng người hò reo xen lẫn tiếng rì rào của sóng biển.
Bỗng nhiên, hai chiếc máy bay F4H của Mỹ hồng hộc từ đâu lao tới. Chúng đã phát hiện ra “con mồi” mất công tìm kiếm mấy ngày nay. Tiếng động cơ máy bay gầm rú xé vang trời. Một chiếc lượn vòng, một chiếc tăng độ cao để tạo thế trút bom đạn.
Mọi người không ai bảo ai, cùng  gánh  vai, dùng hết sức đẩy mạnh chiếc ca nô xuống nước, rồi vội vàng tản ra, sơ tán xuống hầm. Trong phút hiểm nguy ấy, chuẩn úy Lự nhảy lên ca nô ấn nút động cơ khởi động. Một tiếng rít khét lẹt man dại rồi tiếng nổ ầm ầm của loạt rốc két từ một chiếc F4H cắm xuống nước, cách mũi ca nô vài mét nước.
Quên chiếc ca nô hiện đại, Mỹ cho máy bay quần thảo truy tìm hủy diệt
 Quên chiếc ca nô hiện đại, Mỹ cho máy bay quần thảo truy tìm hủy diệt
“Tôi bình tĩnh tăng tốc cho ca nô lao đi. “Thằng” F4H thứ hai lao xuống lại cắm phộc một loạt rốc két nữa”, ông Lự nhớ lại. Hình dích dắc đường đi của ca nô do ông điều khiển đã tránh được những cơn mưa đạn điên dại. Hai chiếc máy bay đuổi theo, cật lực trút bom đạn xuống. Chiếc ca nô cũng xé sóng biển lao đi, thoát khỏi những đường đạn một cách thần kỳ.
Ca nô chạy hết tốc lực đến địa phận xã Xuân Yên thì trời tối hẳn. Hai chiếc F4H có lẽ đã hết bom đạn, lại bị mất dấu vì trời tối, nên đã mất hút. Chuẩn úy Lự tắt máy, cho ca nô neo đậu trà trộn trong các thuyền đánh cá, nhảy xuống, bơi nhanh vào bờ. Thấy anh trở vào, người đồng đội lo lắng cứ nghĩ anh không thoát khỏi làn đạn địch, vui mừng khôn xiết. Họ khẩn trương sắp xếp chuẩn bị tiếp tục lên đường.
Hết đạn địch, lại vướng đạn… của ta
Hơn một tiếng sau, cuộc hành trình về căn cứ tiếp diễn. Chiếc ca nô băng băng lướt trên những con sóng nhấp nhô. Bỗng tiếng đạn nổ ầm ầm. Pháo của đơn vị bộ đội canh biển phát hiện thấy mục tiêu lạ liền nổ súng tiêu diệt. Chuẩn úy Lự phóng ca nô ra xa tránh hỏa lực, rồi nhắm hướng Đông Bắc thẳng tiến.
Không hải đồ, không có dụng cụ định vị, nhưng ý thức sự nguy hiểm có thể xảy ra nếu cứ ra xa sẽ gặp tàu chiến giặc, ông liền cho ca nô chạy chếch vào hướng bờ. Vầng sáng của ban mai đang hừng lên. Xa xa, trước mặt ông là một hòn đảo nhỏ. Đến gần chút nữa, ông nhận ra đó là Hòn Ngư. Ông quyết định cặp đảo.
“Đón tiếp” hai chiến sĩ Hải quân là những chiến sĩ Biên phòng canh đảo lăm lăm tay súng. Không rõ hai người là ai lại hiện diện ở một địa điểm quân sự quan trọng trên một chiếc ca nô Mĩ, họ bị những người canh đảo bịt mắt, dẫn về trung tâm theo một lối dốc mòn.
Ông Nguyễn Lự
 Ông Nguyễn Lự
Khi được mở mắt, cởi trói, ngồi trong một ngôi nhà kín cửa, ông liền trao giấy thông hành quân vụ đặc biệt có vạch đỏ vắt chéo đè một phần trên ảnh chân dung, trưởng đảo mới vỗ vai, nhảy dựng lên: “Ôi, là người của ta!”.
Sau hơn 30 phút, qua bốn tổng đài chỉ huy, bộ phận cơ yếu đã chuyển cho ông bức điện của thủ trưởng: “Chúc mừng đồng chí hoàn thành nhiệm vụ an toàn. Ngày mai cứ đi ban ngày. Lệnh ngừng bắn tạm thời từ vĩ tuyến 19 trở ra của Mỹ đã có hiệu lực từ 0h đêm qua”.
Hôm sau, chiếc ca nô được lệnh rời đảo Hòn Ngư. Chuẩn úy Lự điều khiển đến một điểm hẹn bí mật trên biển. Ở đây, một con tàu đặc biệt mở khoang chờ sẵn. Chiếc ca nô của Mỹ được đưa vào khoang sâu. Sau đó, chiếc tàu nhổ neo hướng về cảng Hải Phòng. Sau này, về lại căn cứ, thủ trưởng cho ông biết đó là “mặt hàng” Liên Xô đang cần để nghiên cứu về công nghệ vỏ tàu trong ngành hàng hải của Mỹ.
Với chiến công ngày đó, ông Nguyễn Lự được trao tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang và Huân chương Chiến công. Tuy nhiên, do sơ suất, cán bộ phụ trách công tác thi đua trong đơn vị đã phát nhầm cho ông một lúc hai Huân chương Chiến sĩ vẻ vang. Vì phải chuyển đơn vị để tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ cấp bách khác trong cơn lốc của chiến tranh, nên sự nhần lẫn về phần thưởng cao quý ấy của ông cho đến bây giờ vẫn chưa được thay đổi, hồi phục. Trên ngực ông vẫn đang lấp lánh hai huân chương cùng loại. “Đó là một kỷ niệm đáng nhớ của đời tôi”, ông Lự tự hào. Với ông, đó là sự nhầm lẫn thú vị.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.