Bí ẩn những cỗ quan tài kỳ dị 600 năm tuổi trên vách đá ở Peru

Bí ẩn những cỗ quan tài kỳ dị 600 năm tuổi trên vách đá ở Peru
(PLVN) - Nằm ở vị trí khó tiếp cận tại độ cao 2.000 m, những quan tài gỗ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 đến nay vẫn mang nhiều bí ẩn.

Nguồn gốc của người Chachapoya

Người Chachapoyas, hay còn được gọi là “người mây”, là một bộ lạc sinh sống tại dãy núi Andes trong các rừng mây ở khu vực Amazon, ngày nay là Peru. Ý nghĩa của từ Chachapoya có thể phát sinh từ “sacha-p-collas”, mang ý nghĩa “bộ tộc sống trong rừng”.

Tuy nhiên, khi thực dân Tây Ban Nha tới Peru vào đầu thế kỷ 16, những người thuộc bộ tộc Chachapoya bị xâm lược và hầu như đã bị sát nhập vào với đế chế Inca vĩ đại.  “Những chiến binh của mây” là cách mà người Chachapoya tự gọi bản thân mình, đã chiến đấu quyết liệt nhưng không thể chống lại được cuộc xâm lăng của những người láng giềng đang ở thời kỳ đỉnh cao của sức mạnh và tham vọng. Kể từ đó, những nét văn hóa truyền thống rất riêng biệt của bộ tộc Chachapoya cũng dần mai một và lãng quên. 

Người Chachapoya được biết đến chủ yếu thông qua ghi chép của người Inca và đoàn thám hiểm người Tây Ban Nha. Do vậy, những thông tin gốc còn tồn tại rất ít. Phần lớn những hiểu biết về nền văn hoá Chachapoya đều dựa trên những di tích khảo cổ học từ những tàn tích, đồ gốm, mộ phần và các đồ tạo tác khác.

Theo nhà chép sử Pedro Cieza de León đưa ra vài ghi chép sinh động về người Chachapoya, “Bộ tộc trắng nhất và đẹp nhất mà tôi từng thấy ở Tây Ấn, và vợ của họ đẹp đến như vậy chính vì sự dịu dàng của họ, phần lớn trong số họ xứng đáng là vợ của người Inca và cũng được đưa đến đền thờ Thần mặt trời. Những người phụ nữ này và chồng của họ luôn mặc quần áo bằng len dạ…”.

Nền văn hoá của người Chachapoya chứa đựng nhiều điều bí ẩn thôi thúc sự tìm hiểu của giới khoa học và du khách
Nền văn hoá của người Chachapoya chứa đựng nhiều điều bí ẩn thôi thúc sự tìm hiểu của giới khoa học và du khách

Lãnh thổ của người Chachapoya nằm tại khu vực miền bắc dãy núi Andes thuộc Peru ngày nay. Nó bao gồm một khu vực tam giác được tạo ra từ sự hợp lưu của sông Marañón và sông Utcubamba trong tỉnh Bagua, cho tới lưu vực sông Abiseo, nơi có phế tích Pajáten. 

Lãnh thổ này cũng bao gồm vùng đất kéo dài về phía nam tới sông Chontayacu, vượt qua các giới hạn của khu vực Amazonas hiện tại về phía nam. Nhưng trung tâm của văn hóa Chachapoya là lưu vực sông Utcubamba. Với kích thước rộng lớn của sông Maranon và địa thế núi non bao quanh, khu vực này tương đối cô lập với bờ biển và các khu vực khác ở Peru; mặc dù có bằng chứng khảo cổ về một số tương tác giữa nền văn hoá Chachapoya và các nền văn hoá khác. Còn thành phố Chachapoya tại Peru ngày nay lấy tên và đặc trưng kiến trúc của nền văn hoá cổ này. 

Bí ẩn những cỗ quan tài kỳ dị

Sau khi bị đế chế Inca thôn tính, bộ lạc này đã tiếp nhận những phong tục áp đặt bởi nền văn hoá Inca tại Cuzco. Mặc dù bị đàn áp và khống chế hầu như về mọi mặt, người Chachapoya vẫn giữ lại được truyền thống thiêng liêng nhất của mình, đó chính là những chiếc quách bằng đất sét họ dùng chôn cất tổ tiên và người thân qua nhiều thế hệ. Những cỗ quan tài mai táng người chết này được bộ tộc Chachapoya gọi là “Purunmachu”. 

Và Karajia là một trong những địa điểm khảo cổ còn lưu giữ dấu vết về nền văn minh đã mất của Chachapoya. Nơi này cách thành phố Chachapoyas khoảng 60 km, nơi này có 7 cỗ quan tài như những bức tượng hình người kỳ lạ bằng đất sét nằm trên vách đá dựng đứng, cách mặt đất hơn 2.000 m. 

Theo đó vào năm 1928, một trận động đất lớn đã xảy ra ở đây khiến vụn đất đá rơi xuống. Cùng với những đất đá từ vách núi cao, một vật kỳ lạ đã rơi từ vách đá xuống và nằm trên bờ hẻm sát dòng sông. Đó dường như là một bức tượng đàn ông cao hơn 2 m được làm từ đất sét. Bức tượng có gương mặt hiền lành với chiếc cằm nhô. 

Các nhà khảo cổ đã rất vui mừng và hứng thú khi nhìn thấy hiện vật kỳ lạ vừa được phát hiện. Họ cho rằng đây chính là một quách Purunmachu, chúng hiếm vì hầu hết đã bị người Inca hủy hoại. Phát hiện hiếm có này đã hé lộ phần nào về một nền văn minh đã hoàn toàn diệt vong. Một thời gian ngắn sau cơn động đất, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô tại khe núi nơi chiếc quách Purunmachu phát lộ, và họ đã tìm ra thêm 7 chiếc quách khác đã “ngủ quên” nhiều thế kỷ nơi đây. Gương mặt trên quách có vẻ oai nghi nhìn xuống như thể đang thống trị khắp thung lũng xanh tươi trong tầm mắt vô tri.

Các chuyên gia khảo cổ học cho biết, theo cách xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, các cỗ quan tài ở Karajia khoảng năm 1470, tức là thời kỳ người Inca bắt đầu thống trị người Chachapoya. Tính đến nay, những tác phẩm bằng đất sét này đã tồn tại khoảng 600 năm. Được đặt cẩn thận tại vị trí gần như không thể tiếp cận giữa lưng chừng vách núi, những chiếc quách Purunmachos này đã may mắn thoát khỏi sự phá hủy của những người xâm lược. Có thể thấy, hân nhân của những người đã khuất này đã tìm một nơi che giấu cực tốt và cực khó tiếp cận để chôn cất.

Quan tài có hình dạng viên nang lớn, trông giống đường nét của cơ thể người, cao 2,5 m và được xây dựng bằng hỗn hợp đất sét, rơm và sỏi rải trên một cấu trúc bằng gỗ, như là một lớp “vải liệm” tự nhiên. Cấu trúc này tiếp tục được bao phủ bởi đất sét và rơm dày làm vật liệu kết dính. Cuối cùng, sau khi tất cả đã khô người ta mới bắt đầu tiến hành trang trí cho chiếc quách bằng lớp sơn màu trắng cùng với những họa tiết màu đỏ hoặc vàng, bao gồm cả những chi tiết trên khuôn mặt, quần áo và thậm chí là cả những đồ trang sức như vòng.

Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều cỗ quan tài hình nhân dựng trên vách núi của người người Chachapoya
 Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều cỗ quan tài hình nhân dựng trên vách núi của người người Chachapoya

Mỗi quách chứa một xác ướp và theo các nhà nghiên cứu, xác ướp của những người quan trọng được chôn cất trong các cỗ quan tài này. Thi thể người đã khuất được đặt trong tư thế bào thai, sau đó bọc trong một cái kén bằng thân cây mía dại và buộc lại bằng dây thừng. Nguyên nhân hay mục đích của vật trang trí rùng rợn này vẫn còn là điều bí ẩn. 

Mỗi quách được sơn màu trắng và trang trí màu vàng, đỏ, giúp xác định một số chi tiết trên cơ thể. Một số chiếc có mũ gắn sừng, mô phỏng gạc hươu, trong khi những chiếc khác có khảm hộp sọ người, được cho là chiến tích đáng tự hào của “chiến binh mây”.

Việc mai táng người chết trong những chiếc quách hình người rồi đặt trên các vách đá đã được người Chachapoya tiến hành phổ biến trong hàng nhiều thế kỷ, xuyên suốt lịch sử tồn tại của họ. Hiện cũng không có tài liệu cụ thể nào giải thích lý do cụ thể hình thức sơn táng này. Người ta chỉ có thể phỏng đoán rằng họ muốn những người chết được an nghỉ và siêu thoát khi ở gần bầu trời. 

Các quách Purunmachos của Karajia không phải là những quan tài duy nhất trong khu vực Chachapoyas. Trên bờ phía tây của sông Utcubamba, nhiều quan tài khác với kích thước khác nhau đã được xác định. Chúng mang khá nhiều đặc điểm khác biệt so với nhóm được tìm thấy tại thung lũng Utcubamba, mặc dù đều là sản phẩm của nền văn hóa Chachapoy. Tuy nhiên, việc tiếp cận các di tích này rất khó khăn, chỉ một số nhà khảo cổ học và đoàn phim có thể đến gần. 

Điều này có thể cho thấy rằng việc mai táng người chết trong những chiếc quách hình người purunmachus đã được người Chachapoya tiến hành phổ biến trong hàng nhiều thế kỷ, xuyên suốt lịch sử tồn tại của họ.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.