Bệnh nhân cô đơn không người thân, không một xu dính túi

Ông Nguyễn Văn Nghĩa
Ông Nguyễn Văn Nghĩa
(PLO) - Đã tới bệnh viện thì mỗi người một thứ bệnh, nhưng tựu chung lại thì ai cũng: đau đớn, mệt mỏi, tốn kém...Trong những lúc ốm đau, người bệnh cần nhất sự động viên hỗ trợ của người thân. Tuy nhiên bệnh nhân Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1960, phường Tam Phú, quận Thủ Đức) lại không được như vậy.

Ngày qua ngày, nhìn ông co ro nằm 1 mình, chị Nguyễn Thị Nga, người nhà bệnh nhân nằm cùng dãy cho biết: “Có hôm đang nửa đêm, nghe tiếng người khóc, hỏi ra mới biết ông ấy mắc vệ sinh nhưng chân tay đau không tự ngồi dậy được, sợ phiền không dám gọi ai chỉ biết nằm khóc. Nghĩ cũng tội nên thỉnh thoảng vào chăm bệnh mang cho ông ấy ít đồ ăn”.

Do bệnh viện quá tải, nên ông Nghĩa và một số bệnh nhân phải nằm ở hành lang của khoa Nội tiết – Bệnh viện quận Thủ Đức. Người đàn ông gày gò, trên cơ thể chi chít những vết thương, vết đang ăn da non, vết còn rỉ máu, phân trần hoàn cảnh “đơn chiếc” của mình: 

“Cha mẹ già yếu đã mất từ lâu, tôi còn có người em gái ở Bình Dương nhưng kinh tế cũng khó khăn lâu nay anh em ít liên lạc. Trước đây tôi cũng có lập gia đình, nhưng không hợp nhau. Li hôn, vợ dắt con trai bỏ đi. Hơn 20 năm nay, tôi cũng nhờ nhiều người dò hỏi nhưng chưa tìm được tung tích của con trai”.

Ông Nghĩa được cha mẹ để lại cho một ngôi nhà nhỏ, nhưng bệnh tật cộng với nhiều biến cố trong cuộc sống, người đàn ông này đành phải bán ngôi hàng hương hỏa để trang trải. 

Đôi tay bong tróc do biến chứng bệnh tiểu đường
 Đôi tay bong tróc do biến chứng bệnh tiểu đường

Từ năm 2003, ông đi ở trọ và bán vé số mưu sinh. Sau đó sức khỏe yếu, tiền thuê nhà quá đắt, ông Nghĩa đành đi phụ quán quán cơm ở chợ đầu mối Thủ Đức. Từ đó ông không còn phải lo miếng ăn, chỗ ngủ.

“Đêm cánh xe tải chở rau củ từ các tỉnh về chợ, dừng xe ở quán để ăn cơm, uống nước. Có việc gì tôi làm nấy, trông xe, bưng bê, rửa chén...Tôi sức khỏe yếu, không làm được nặng nhưng chủ quán đối xử với tôi rất tốt. Tôi được ăn ở ngay tại quán, mỗi tháng còn được được lương hơn 2 triệu đồng, cũng chẳng dám mong ước gì hơn”, ông Nghĩa tâm sự.

Năm 2013, ông không may bị tai nạn, làm các xét nghiệm để phẫu thuật bác sĩ phát hiện ông bị bệnh tiểu đường nặng. Song khi xuất viện, tiền bạc cạn kiệt, ông bỏ bẵng không điều trị thuốc men gì cho đến nay.

Cách đây khoảng 1 tháng, tay chân, miệng ông bỗng dưng lở loét chảy máu đau đớn. Nghĩ công việc hay phải tiếp xúc với nước bẩn nên bị bệnh da liễu, ông mua thuốc nhưng càng uống càng nặng. 

Ông Nghĩa vào Bệnh viện quận Thủ Đức thì các bác sĩ phát hiện bệnh tiểu đường đã biến chứng sang lở loét. Sau hơn 1 tuần điều trị, số tiền mấy triệu đồng bấy lâu nay ông tích góp được đã “đội nón ra đi”. Mặc dù chưa khỏe nhưng ông đành xin xuất viện ra về. 

Song bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, phải điều trị bằng thuốc liên tục nên về nhà chỉ vài ngày cơ thể lại bắt đầu lở loét nghiêm trọng, đau đớn không thể đi đứng được. Ngày 14/7, ông lại nhập viện.

Ông Nghĩa chia sẻ: “Tôi vào viện lần này trong người chẳng có đồng nào. Ăn uống may có cơm từ thiện, mặc dù không có tiền trả viện phí nhưng các bác sĩ y tá vẫn chữa chạy cho tôi rất chu đáo. Hồi mới vào không đi lại được, cả đến việc đi vệ sinh cũng phải nhờ đến hộ lý y tá, tôi rất ngại. Nhiều sinh hoạt phải nhờ người nhà bệnh nhân cùng phòng, tôi rất biết ơn mọi người. Nay các vết thương đã ăn da non, mặc dù bệnh viện không “đuổi”, nhưng tôi biết thuốc men, viện phí đắt đỏ nên chắc mai mốt tôi xin xuất viện. Tôi chỉ lo, bệnh này mãn tính, không có thuốc người lại lở loét nên rất mong có được cái thẻ bảo hiểm y tế để bớt làm phiền đến mọi người”.

Đại diện phòng Công tác Xã hội – Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết: Hiện nay các bác sĩ đang tích cực cải thiện các vết thương nhiễm trùng, tiếp tục ổn định đường huyết và bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân. 

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, phải điều trị liên tục. Thấy hoàn cảnh ông Nghĩa khó khăn, bệnh viện cũng tạo điều kiện cho ông những suất cơm từ thiện, hỗ trợ bệnh nhân một phần tiền thuốc men nhưng hiện nay số tiền viện phí đã lên tới 10 triệu đồng, bệnh nhân không có khả năng chi trả. Bệnh viện quận Thủ Đức kêu gọi những tấm lòng hảo tâm chung tay cùng Bệnh viện giúp đỡ một phần viện phí và mua bảo hiểm cho ông Nghĩa.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...