Người được 'hồi sinh' nhờ trái tim của chàng trai ở Hà Nội: 'Có thể chạy bộ, sẵn sàng về nhà'

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM)
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 5 ngày sau cuộc đại phẫu ghép tim từ người cho ở Hà Nội, người bệnh được ghép tim đã nở nụ cười, ăn ngon miệng, cảm thấy mình khỏe, có thể chạy bộ được và sẵn sàng về nhà...

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trước khi mổ, anh L.A.H là người bệnh suy tim nặng, cả hai thất đều suy yếu. Anh H được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021, khi đó chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 và điều kiện chẩn đoán chưa đầy đủ tại bệnh viện cơ sở, anh không thể đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.

Từ tháng 7/2023, khi triệu chứng khó thở ngày càng nặng, anh đã tìm đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch không chỉ xác định rõ tình trạng bệnh của anh mà còn phát hiện anh có nhóm máu Rh âm tính - một nhóm máu hiếm.

Sau quá trình điều trị, tình trạng khó thở của anh được cải thiện, hy vọng vào cuộc sống cũng được củng cố, anh đã đăng ký vào danh sách chờ ghép tim. Bất ngờ xảy đến vào trưa ngày 24/8, anh và gia đình nhận được thông báo chuẩn bị nhập viện để ghép tim.

Người mang đến cho anh trái tim mới chính là anh N.Đ.T (32 tuổi, quê Đông Anh, Hà Nội) bị tai nạn giao thông không thể qua khỏi và gia đình anh T đã quyết định hiến tạng. Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau 10 giờ đồng hồ, với sự tham gia của gần 100 nhân viên y tế từ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Sau khi được ghép tim, anh L.A.H đã hồi phục nhanh hơn mong đợi.

Là một trong hàng trăm người tham gia vào hành trình ghép tim cam go, khi được chứng kiến sự phục hồi của người bệnh, ThS BS. Trần Thị Thanh Thủy (Trưởng Đơn vị Gây mê hồi sức phẫu thuật tim mạch, khoa Gây mê - Hồi sức) không giấu được niềm vui, niềm hạnh phúc chia sẻ: "Trái tim là phần đặc biệt của cơ thể, là cơ quan duy nhất không thể tặng mà người hiến vẫn còn sống. Khi trao đi trái tim để cứu sống một sinh mệnh khác, người tặng sẽ vĩnh biệt cuộc đời. Nhưng ý nghĩa cao đẹp của sự trao tặng ấy luôn được khắc ghi không chỉ bởi người nhận, mà còn lan tỏa niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt cho nhiều người mắc bệnh tim hiểm nghèo khác.

Chúng tôi là một nốt nhạc trong bản hòa tấu mang tên hành trình ghép tim xuyên Việt mà bao người đã lắng nghe. Xin được nhắn gửi tới người hiến và gia đình rằng trái tim của anh đã được nâng niu suốt hành trình, đã an toàn, đập khỏe trong lồng ngực mới, và thực hiện đúng mong muốn giúp một người được sống tiếp”.

Cũng theo bác sĩ Thủy, sau những ngày đầu cần sự chăm sóc đặc biệt từ các y bác sĩ, đến ngày thứ hai sau ca phẫu thuật, anh H đã có thể ngồi dậy và tự đứng lên. Đến ngày thứ năm, anh đã có thể đứng thẳng, tự ăn cháo và trò chuyện vui vẻ với mọi người. “Người bệnh rất cố gắng, ăn ngon miệng, nói rằng muốn ăn nhiều thứ, cảm thấy mình khỏe và có thể chạy bộ được, sẵn sàng về nhà rồi”, bác sĩ cho hay.

Hiện tại, anh L.A.H vẫn đang được chăm sóc hậu phẫu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM và đang chờ ngày xuất viện. “Tôi còn biết nói gì khác ngoài lời cảm ơn" là câu trả lời cùng nụ cười của người vừa vượt qua cửa tử của anh H, khiến hàng triệu trái tim theo dõi hành trình này cùng hòa nhịp hạnh phúc.

Trước đó ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội đã tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" ngành Y tế Hà Nội năm 2024 cho 112 cá nhân; tặng Giấy khen cho 10 tập thể, 23 cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác tư vấn, lấy, ghép mô tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đây là lần đầu tiên việc lấy và ghép tạng được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.