Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình, phục vụ ân cần chu đáo từng bước tạo nên “thương hiệu riêng” cho Bệnh viện. Từ đó, được lòng tin, tín nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”, Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu chia sẻ.

Nhân rộng CLB “ngân hàng máu sống”

Trong những năm qua, phong trào hiến máu do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu phát động đã được cán bộ, chiến sĩ, đội ngũ y, bác sĩ Phòng Hậu cần - Kỹ thuật tham gia tự nguyện, nhiệt tình, phong trào ngày càng nhân rộng góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng, sáng ngời phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.

Tổ Phụ nữ - Đoàn Cơ sở Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu) ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống”.

Tổ Phụ nữ - Đoàn Cơ sở Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu) ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống”.

Trước đó, ngày 26/3, Tổ Phụ nữ - Đoàn Cơ sở phối hợp Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức thành công lễ ra mắt Câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống”.

Đồng thời, tổ chức hiến máu tình nguyện tháng 3/2024 với chủ đề “Tháng Ba giọt hồng yêu thương” tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu với sự tham gia đông đảo của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên đến từ nhiều đơn vị... hơn 150 lượt người đăng ký tham gia.

Sau đó, Ban tổ chức đã tiếp nhận được 129 đơn vị máu, trong đó có 2 đơn vị máu hiếm đóng góp những đơn vị máu góp phần bảo đảm nhu cầu máu dự trữ để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong và ngoài quân đội.

Theo Thiếu tá chuyên nghiệp Hoàng Thị Ngọc Hải - Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống” Tổ Phụ nữ, Đoàn Cơ sở Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Để phong trào chia sẻ những bất hạnh và tiếp thêm sự sống cho người bệnh phát huy cao hơn nữa Thời gian tới, CLB “Ngân hàng máu sống” tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc hiến máu tình nguyện, trong đó chú trọng tuyên truyền các mô hình, các gương điển hình, cơ quan đơn vị tạo điều kiện cho nhân viên tham gia hiến máu, nâng cao hiệu quả trong công tác vận động hiến máu tình nguyện.

Tuyên truyền thông điệp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc: “Sẽ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng”, “Giọt máu cho đi, cuộc đời ở lại”, “Hiến máu cứu người, xin đừng thờ ơ”, “Hiến máu cho bạn, hiến máu cho tôi”... thông qua các trang Fanpage của Tổ phụ nữ - Đoàn Cơ sở và trang Facebook cá nhân. Qua đó nhận thức của Hội viên, đoàn viên, thanh niên, có những chuyển biến tích cực, số người tham gia hiến máu sẽ ngày càng tăng lên”.

Tự hào vì tinh thần hiến máu tình nguyện của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Tự hào vì tinh thần hiến máu tình nguyện của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Chính vì ý nghĩa đó, hoạt động “Hiến máu nhân đạo” mang tính nhân văn sâu sắc, thiết thực thể hiện đạo lý "thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức đúng đắn về việc hiến máu cứu người, có tấm lòng tự nguyện hi sinh tham gia tích cực vào các hoạt động hiến máu nhân đạo để góp phần bảo đảm nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho Bộ đội và nhân dân.

Đặc biệt, chỉ cần có một phần máu nhỏ của chúng ta là đã thắp sáng ngọn lửa, không chỉ mang lại hy vọng sống cho Bệnh nhân mà còn giúp được nhiều gia đình tránh được nguy cơ vĩnh viễn mất đi người thân.

Giữ chất lượng, đổi mới thái độ phục vụ bệnh nhân

Để luôn giữ “thương hiệu riêng” của mình, Bệnh viện Quân Dân Y Bạc Liêu đã và đang tự nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới thái độ phục vụ bệnh nhân. Trong năm qua, BV đã mở rộng Khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, số lượng bệnh nhân đến khám với đối tượng bộ đội ngoại trú 59 ca, nội trú 7 ca; đối với người dân điều trị ngoại trú: 8.111 ca và nội trú 382 ca. Bệnh viện phối hợp với Sở y tế khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) với số lượng trên 250 người.

Đặc biệt, bệnh viện đã thực hiện tốt Đông - Tây y kết hợp, đầu tư đúng mức đúng chủng loại vườn thuốc nam của đơn vị; Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ mắc bệnh mãn tính, các đồng chí làm việc trong môi trường độc hại.

Ngoài ra, năm 2023, Bệnh viện còn triển khai các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu đạt hiệu quả cao. Theo đó, phương pháp điều trị bằng kỹ thuật này ít xâm lấn tạo điều kiện bảo tồn tối đa chức năng thận, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể ra viện sau 1 - 2 ngày.

Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Bệnh viện đã triển khai ngân hàng máu sống tự túc để chủ động truyền máu cho bệnh nhân. Ngân hàng máu này được huy động, dự trữ từ chính cơ thể của Y - Bác sĩ, nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện. Việc này nhằm phục vụ tốt cho công tác điều trị bệnh nội trú, bệnh nặng để giảm áp lực quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Dự kiến tháng 7/2024 sẽ hiến máu đợt 2”.

Cũng trong năm 2024, Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu sẽ mở rộng thêm giường bệnh từ 150 giường lên 250 giường. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, Bệnh viện thực hiện khám điều trị nội - ngoại trú, khám bảo hiểm y tế cho nhân dân bình quân khoảng trên 100 - 200 lượt/ngày và trên 200 ca lưu bệnh mỗi ngày. Đơn vị cũng đã hợp đồng với 230 đồng chí (65 Bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và các bộ phận chuyên môn khác).

Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Bé Bảy (ngụ ở ấp Hòa Linh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi) nhận xét: “Mẹ của tôi thường xuyên tới điều trị ở bệnh viện này. Các bác sĩ, y sĩ ở đây rất nhiệt tình, phục vụ rất tốt, luôn xem bệnh nhân là người thân. Đặc biệt, điều trị tại đây hiệu quả nên gia đình tôi rất yên tâm.

Mỗi ngày có trên hàng nghìn lượt người dân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Mỗi ngày có trên hàng nghìn lượt người dân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu.

Còn ông Nguyễn Văn Mến (Ngụ ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) bộc bạch nói: “Từ trước đến giờ, nghe nói đến bộ đội là đã có cảm tình rồi. Sau nhiều lần đến đây khám bệnh thì tôi lại càng khẳng định nhận xét của mình là đúng và yêu quý anh em hơn”.

Với những thành tích, Bệnh viện Quân Dân Y Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019. Ngoài ra còn nhiều bằng khen của Bộ tư lệnh Quân Khu 9, UBND tỉnh, Tỉnh ủy UBND tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu.

Được thành lập ngày 20/3/2014, trên cơ sở Bệnh xá Quân y thuộc BCHQS tỉnh Bạc Liêu, Bệnh viện Quân dân y đang là điểm sáng trong khám điều trị cho người dân ở địa phương, khi hàng ngày có trên hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị. Chỉ riêng năm 2023, bệnh viện đã khám bệnh cho đối tượng bộ đội ngoại trú là 1.524 cas, bệnh nội trú là 178 cas; khám chữa bệnh cho người dân ngoại trú 285.522 cas, bệnh nội trú 11.023 cas.

Tin cùng chuyên mục

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Đọc thêm

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?
(PLVN) - Acetinotrile có độc tính thấp, tuy nhiên trong một số trường hợp Acetonitrile có thể chuyển hóa để tạo ra Hydro xyanua có độc tính cao.

Cách nhận biết ngộ độc rượu

Bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa cồn methanol đang lọc máu tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu; uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể; do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)