Cầu Giấy (Hà Nội): Đừng để dân quá thiệt thòi

Sổ đỏ của gia đình ông Sơn được cấp sau khi đã có quy hoạch mở đường
Sổ đỏ của gia đình ông Sơn được cấp sau khi đã có quy hoạch mở đường
(PLO) - Mặc dù Luật Đất đai quy định khi bị thu hồi đất, người dân cần phải được đền bù trên cơ sở sát giá thị trường, thế nhưng UBND quận Cầu Giấy lại cho rằng khó mà tính ra giá thị trường được khiến người dân cho rằng họ thiệt đơn, thiệt kép.
Theo đơn khiếu nại của một số hộ dân mặt đường Cầu Giấy (từ số nhà 186 đến số 224) nằm trên địa bàn phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thuộc diện phải thu hồi đất phục vụ dự án mở đường nối từ Bảo tàng Dân tộc học đến đường 32, việc UBND quận bồi thường hỗ trợ thu hồi nhà đất của họ với mức giá 37 triệu đồng/m2 (nhân hệ số K=2) là không phản ánh đúng giá trị đất mặt đường Cầu Giấy. 
“Giá thị trường đất của gia đình tôi phải trên 200 triệu đồng/m2. Đền bù như vậy, chúng tôi quá thiệt thòi” - bà Nguyễn Thị Yến ở số nhà 194 bức xúc. Bà Yến cũng dẫn ra Luật Đất đai, quy định rõ cần phải định giá đất sát giá thị trường thì mới đảm bảo quyền lợi của người dân, chưa nói đến việc đây đều là đất sinh lời vì các hộ hầu hết đều mở cửa hàng để kinh doanh. 
Thực tế, cùng thời điểm, nhiều lô đất có vị trí tương đương mà UBND quận Cầu Giấy đưa ra bán đấu giá, dù lô đất có diện tích lớn cũng có mức giá trúng trên 100 triệu đồng/m2. Đơn cử lô đất D10 trên phố Dịch Vọng Hậu có diện tích 140m2 thuộc nhóm 1, được bán đấu giá thành công ngày 30/8/2014 với giá 186 triệu đồng/m2. Các lô đất nằm ở vị trí kém hơn cũng bán được từ 140-160 triệu đồng/m2…
Ngoài ra, các hộ dân còn than trong khi họ đang đề nghị xem xét lại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ thì UBND quận Cầu Giấy đã ra quyết định cưỡng chế, trong khi nhiều hộ dân chưa được bố trí tái định cư, thậm chí chỉ được hứa miệng chứ chưa có văn bản cụ thể. 
Còn như trường hợp của bà Yến, có hai hộ sinh sống là gia đình vợ chồng bà Yến và gia đình con gái bà, đối chiếu quy định thì được bố trí 2 suất chung cư để tái định cư, thế nhưng gia đình bà chỉ được hứa mồm rằng sẽ được một suất. Trong khi gia đình bà đang kiến nghị thì ngày 22/9/2014, UBND quận Cầu Giấy đã ra quyết định cưỡng chế.
Không riêng gì gia đình bà Yến, một số hộ gia đình khác cũng trong tình trạng tương tự, nhà tái định cư chưa thấy đâu đã bị cán bộ gí quyết định cưỡng chế vào lưng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy giải thích: quận không vội vã trong dự án này, tuy nhiên việc bố trí tái định cư thì cần thời gian bởi công trình nhà tái định cư đang xây dựng. Những kiến nghị của dân, UBND quận sẽ xem xét, giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các hộ dân. 
Về việc áp giá theo thị trường, ông Hà cho biết, ở dự án này, sau khi UBND quận trình, UBND thành phố đã duyệt giá, còn đề nghị áp giá thị trường là rất khó. Khi phóng viên nhấn mạnh về quy định của Luật Đất đai mới và áp giá sát giá thị trường khi đền bù thu hồi đất và thực tế ngay ở quận Cầu Giấy có hàng loạt lô đất đấu giá như nêu trên, hoàn toàn có thể lấy giá trúng đấu giá để tham chiếu, thế nhưng ông Hà cũng lắc đầu kêu khó… vì giá do UBND thành phố phê duyệt và cộng với hệ số K=2(!?).
Trong quá trình tìm hiểu sự việc, phóng viên phát hiện trường hợp hộ ông Trần Thanh Sơn (địa chỉ 214 Cầu Giấy) còn “đau khổ” hơn khi năm 2013 ông Sơn mua “trúng” nhà đất tại địa chỉ 214 Cầu Giấy khi diện tích đất nằm trong diện giải tỏa của dự án trên. Điều lạ là không hiểu sao sau khi mua phải “quả đắng”, ông Sơn vẫn được UBND quận Cầu Giấy cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong khi theo quy định pháp luật, nhà đất nơi đây không được phép chuyển nhượng? 
Trưng ra “sổ đỏ” đứng tên mình ngày 14/6/2013, ông Sơn cho biết: “Khi mua, tôi không hề biết nhà đất này nằm trong quy hoạch, cũng chẳng có cán bộ nào giải thích hay thông tin cho tôi biết. Ngôi nhà hơn 24m2 này tôi mua 8 tỷ đồng, giờ chỉ được đền bù hơn 1,8 tỷ đồng. Ai là người chịu trách nhiệm về thiệt hại này của tôi”? Lý giải về việc này, Phó Chủ tịch Hà thừa nhận đây chính là một trong hai trường hợp bị sai sót, UBND quận đã báo cáo UBND thành phố, cán bộ thiếu trách nhiệm làm sai trong việc này đã bị kiểm điểm. 
Thiết nghĩ, UBND quận Cầu Giấy cần xem xét kiến nghị của các hộ dân và  báo cáo cụ thể lên UBND TP.Hà Nội để xem xét lại đối với quyền lợi của người dân, tránh để phát sinh thành điểm nóng khiếu kiện. 

Đọc thêm

Cần “gói giải pháp” tổng thể, đột phá cho đường sắt đô thị

Vận hành thử đoạn tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội trước khi đưa vào khai thác. (Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN).
(PLVN) - Ngày 15/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Lắp camera giám sát giao thông khu vực Hải Vân Quan

Đoàn kiểm tra thống nhất chưa lắp đặt bổ sung dải phân cách đoạn qua di tích Hải Vân quan.
(PLVN) -  Ngày 15/5, Khu quản lý đường bộ III có công văn gửi Cục Đường bộ Việt Nam về việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên Quốc lộ 1, đèo Hải Vân, đoạn qua điểm di tích Hải Vân Quan, giáp ranh giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Quảng Ninh: Xe bồn bê tông làm sụt lún đường liên khu rồi lật nghiêng

Xe bồn bê tông Hoàng Hà gây sụt lún đường liên khu.

(PLVN) - Chiếc xe bồn chở bê tông Hoàng Hà thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Hà,  di chuyển vào đường liên thôn thuộc phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã phá vỡ, gây sụt lún một đoạn đường, còn chiếc xe bồn chở bê tông bị đổ nghiêng ra đường, khiến người dân địa phương bất an.

Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng tại Cảng cửa ngõ quốc tế

Các đại biểu tham dự gắn biển hoàn thành Dự án cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
(PLVN) - Cảng Hải Phòng vừa tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đây là sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong Tháng 5: Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 -13/5/2024); Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 và Kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng...

Làm gì để 'hút' thêm nhiều khách đi tàu hỏa?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Những tháng gần đây, sau một thời gian dài chìm trong trầm lắng và thua lỗ, tín hiệu vui đã đến với ngành Đường sắt - Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đều báo lãi quý I năm 2024 gấp 3 lần kế hoạch đề ra. Đại diện TCty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, không chỉ dịp lễ, khách đi tàu thời gian qua tăng nhanh.

'Bài toán' đỗ xe tại Hà Nội

Điểm trông giữ phương tiện tạm thời dưới gầm cầu Vĩnh Tuy. (Ảnh: Thế Bằng)
(PLVN) -  Thiếu trầm trọng bãi đỗ xe công cộng, áp lực giao thông tĩnh đang từng giờ, từng phút đè nặng lên hạ tầng giao thông của TP Hà Nội. Hiện nay, việc sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi dừng đỗ xe đã trở thành lời giải tạm thời cho “bài toán” này.

Cần Thơ nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

Cần Thơ nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí
(PLVN) - Mặc dù các Ban, Ngành chức năng TP Cần Thơ chủ động triển khai nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn TP Cần Thơ có chiều hướng gia tăng trong những tháng đầu năm. Qua đánh giá của các cơ quan Ban, Ngành TP Cần Thơ, nguyên nhân chính xuất phát từ lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.

Cần khắc phục những bất cập về hạ tầng giao thông

Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của Nhân dân. (Ảnh minh họa: Ngọc Thành).
(PLVN) - Thời gian qua, việc xử lý những bất cập về hạ tầng giao thông, các kiến nghị “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông chưa đạt hiệu quả. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch.