‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Đó là lý do để góp phần kéo giảm sự xa cách giàu - nghèo trong xã hội, từ 2009, Bộ Tài chính đã từng đề xuất đánh thuế nhà tại dự thảo Luật Thuế nhà, đất. Mười năm sau, năm 2019, cơ quan này tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Luật Thuế tài sản. Song các đề xuất này đều vấp phải phản ứng trái chiều từ dư luận ngay khi công bố, nên được gác lại.

Mới đây, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng tiếp tục có ý kiến đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều bất động sản (BĐS). Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2024 vừa tổ chức, đại diện Bộ Xây dựng nhận định, một trong các nguyên nhân chính dẫn tới giá nhà đất tại một số đô thị lớn tăng cao thời gian qua, là đầu cơ và tâm lý mua BĐS để chờ tăng giá. Một số nhà đầu tư chọn BĐS để đầu tư, tích luỹ tài sản; sự dịch chuyển dòng tiền lớn vào thị trường cũng khiến giá nhà tăng thêm. Đó là lý do Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế liên quan thị trường BĐS, hạn chế đầu cơ, mua đi, bán lại BĐS trong thời gian ngắn.

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, các chủ sở hữu sử dụng BĐS ở Việt Nam hiện nay không phải chi trả thuế tài sản. Một số nhà đầu tư mua BĐS rồi bỏ hoang chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm, mục đích đẩy giá kiếm lời.

Vì vậy, nếu cân nhắc áp dụng các biện pháp bình ổn, điều tiết thị trường như đánh thuế người có nhiều BĐS, sẽ là giải pháp “hạ nhiệt” giá nhà; khuyến khích sử dụng BĐS hợp lý, có ích, phù hợp thông lệ quốc tế; điều chuyển dòng tiền sang hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất và những điều hữu ích ngay lập tức cho xã hội.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc đánh thuế BĐS hay không, 15 năm nay cơ quan chức năng đã nghiên cứu tính toán, nhưng rồi đều gác lại. Một phần chính vì chưa có thuế BĐS, nên những năm qua tốc độ phát triển đô thị, xây dựng nhà cửa, công trình trên cả nước mới nhanh, mạnh như vậy. Cũng không thể phủ nhận lĩnh vực BĐS đã đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như xây dựng, nội thất, sắt thép, vật liệu…

Một thực tế khác, là đặt trường hợp có sắc thuế về sở hữu BĐS, chắc chắn thị trường nhà đất sẽ lập tức bị ảnh hưởng; thậm chí thị trường BĐS có thể đi xuống nếu sắc thuế này có những điều khoản không phù hợp thực tế.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ với thị trường BĐS là ổn định; thúc đẩy sự phát triển bền vững; để người có nhu cầu ở thực có thể mua được nhà. Vì vậy, nếu xây dựng sắc thuế sở hữu BĐS, các cơ quan dự thảo cần bám sát các quan điểm trên để tìm ra một phương án dung hòa nhất. Trong đó, cần xây dựng hoàn thiện hệ thống số hóa toàn bộ dữ liệu BĐS của dân cư; xử lý nghiêm các đối tượng đầu cơ, môi giới tác động kích giá, “thổi giá” nhà đất; dẹp các đối tượng “cò đất” bịa đặt, tung tin đồn nhảm gây nhiễu loạn thị trường; hướng tới mọi giao dịch BĐS phải qua sàn có sự quản lý của Nhà nước để tránh kích giá hay trốn thuế…

Với những người sử dụng sở hữu nhiều BĐS, cũng cần phân chia ra đó là nhà hay đất, mục đích sử dụng là gì; cân nhắc người có bao nhiêu BĐS với tổng giá trị từ bao nhiêu trở lên mới phải chịu thuế…

Trả lời được những vấn đề trên, chính là lời giải của “bài toán” chúng ta đã đang tính toán, nghiên cứu suốt 15 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Cải cách hành chính trong công tác giám định tư pháp tại Trung tâm Pháp y Hà Nội: Củng cố niềm tin của cơ quan tố tụng và người dân

Trong hai năm gần đây, CCHC đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận tại Trung tâm Pháp y Hà Nội. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) là một công tác trọng điểm của cả bộ máy nhà nước, ngành Y tế cũng không ngoài cuộc. Trung tâm Pháp y Hà Nội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Y tế còn là một trong những tổ chức thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, hỗ trợ các cơ quan tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự có nội dung cần phải giám định pháp y. Do đó, công tác CCHC đặc biệt quan trọng để rút ngắn thời gian giám định, sớm ra bản kết luận giám định để cơ quan điều tra, tố tụng có căn cứ giải quyết, không để án tồn đọng, không để người dân mất niềm tin.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.