Bảo vệ hay “ông quan lớn” gác cổng?

Hình ảnh thiếu văn hóa của 3 bảo vệ công ty AZ tại BV Nhi TW
Hình ảnh thiếu văn hóa của 3 bảo vệ công ty AZ tại BV Nhi TW
(PLO) - Sau vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi trung ương chặn xe chở bệnh nhi đang hấp hối ra khỏi viện, đã đến lúc đặt dấu hỏi về việc đào tạo và ký kết hợp đồng với bảo vệ ở các bệnh viện, cơ quan lớn. 

Bảo vệ lạm quyền do đâu?

Hiện nay, đến bất kỳ cơ quan nào, người đầu tiên khách được gặp là bảo vệ chứ không phải giám đốc hay cán bộ quản lý của cơ quan, đơn vị đó. Ở nhiều cơ quan, không ít bảo vệ chẳng thèm ngẩng mặt lên nhìn khách đến, chỉ hất hàm chỉ chỗ để xe hoặc “cậy quyền”, hống hách với người dân.

Đặc biệt, ở bệnh viện, người dân không phải tiếp xúc với bác sĩ đầu tiên. Người họ gặp đầu tiên là bảo vệ. Nhiều bảo vệ luôn nói cộc lốc, quát mắng người bệnh, người nhà, thậm chí có bảo vệ là “cò” cho dịch vụ bên ngoài thường gây khó dễ cho người dân. Do đâu mà bảo vệ ở các cơ quan lại hành xử hống hách như vậy? Đó có phải do trình độ văn hóa kém nên không biết cách ứng xử, thiếu kỹ năng giao tiếp?.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Công Kiểm (SN 1969, Thái Bình), đội trưởng đội bảo vệ bệnh viện Nhi TW hiện nay và cũng là nhân viên của công ty AZ thừa nhận trình độ văn hóa của bảo vệ kém do không được học cao.

Ông Kiểm cho biết, “Người đã xin làm bảo vệ thì gần như không còn một cửa nào xin việc ở chỗ khác, có bằng cấp cũng giấu đi làm hồ sơ. Nếu có bằng đại học chúng tôi cũng không dám nhận vì tâm lý của người có bằng cấp đi làm bảo vệ thì họ xấu hổ cho nên hồ sơ xin làm bảo vệ cũng dễ. Hồ sơ chỉ bao gồm: giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, CMND, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận nhân thân chứ bằng cấp có cũng không dám đưa”. 

Ông Trần Công Kiểm (đội trưởng đội bảo vệ BV Nhi TW)
Ông Trần Công Kiểm (đội trưởng đội bảo vệ BV Nhi TW)  

Mặt khác, ông Kiểm cũng cho rằng, tuổi đời trẻ và sự thiếu kinh nghiệm cũng dẫn đến sự việc đáng tiếc gây xôn xao như vừa qua. “Trong clip có 3 người thì 2 người còn rất trẻ, 1 người sinh năm 1990, 1 người sinh năm 1992. Câu chuyện vừa qua dù đúng theo nguyên tắc hay không đúng, tôi phải thừa nhận cách làm của các bảo vệ chúng tôi chưa đúng. Nó thiếu tính nhân văn, thiếu kỹ năng, thiếu văn hóa và không có kỹ năng ứng xử giao tiếp.

Nếu là tôi, tôi sẽ lấy 100 cái lí không bằng 1 tí cái tình. Nhất là với người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhi. Tôi sẽ cho xe đi luôn… Người ta bức xúc cũng vì cách hành xử thiếu văn hóa, mang tính hống hách của họ. Đó là một tai nạn nghề nghiệp chỉ vì 1 phút không kiềm chế, phải như tôi đã từng trải, tôi khẳng định không bao giờ để như vậy. Các bạn ấy còn trẻ, xử lý tình huống kém và dở. Sau khi sự việc xảy ra các bạn ấy nghĩ cũng không có vấn đề gì” – ông Kiểm chia sẻ.

Muôn vàn bất cập trong khâu đào tạo

Trên thực tế, theo quy định, nhân viên của các công ty bảo vệ phải được đào tạo qua các trường có chức năng đào tạo của Cục Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội (C64, Bộ Công an) hoặc các công ty có chức năng đào tạo do C64 cấp phép.

Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ thường tự tổ chức đào tạo và cấp bằng. Qua loa ở khâu tuyển dụng, sơ sài trong việc đào tạo và dễ dãi cấp bằng, chứng chỉ là thực trạng của ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ đào tạo bảo vệ hiện nay. Theo đó, bất kỳ ai cũng dễ dàng tìm kiếm trên google hàng trăm địa chỉ cung cấp dịch vụ và đào tạo bảo vệ. 

Công ty nào cũng được Bộ Công an cấp giấy phép huấn luyện. Các công ty này cũng rất chú trọng vào công tác truyền thông khi đều có website, hình ảnh và hotline chăm sóc khách hàng rõ ràng. Tuy nhiên, giáo trình và thời hạn đào tạo đều chưa có quy chuẩn thống nhất.

Doanh nghiệp nào tự đào tạo và tự cấp chứng chỉ cho nhân viên của doanh nghiệp đó. Thời hạn học cũng rất vô chừng, có nơi đào tạo hai tháng, có nơi ba tháng, lại có nơi chỉ một tháng. Thậm chí có nhiều nơi công ty còn không đào tạo, hầu như kinh doanh và bán chứng chỉ bảo vệ cho những người có nhu cầu hành nghề.

Tìm thấy một công ty quảng cáo trên trang nhất của google “Đào tạo cấp chứng chỉ bảo vệ của Bộ Công an nhanh chóng”, PV liên lạc với số điện thoại 0973856xxx hỏi nhu cầu cần mua chứng chỉ gấp mà không qua đào tạo thì phía đơn vị này trả lời: “Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bên mình sẽ lo, nếu chưa có hồ sơ chỉ cần ảnh thẻ và CMND. Có 2 gói cho bạn lựa chọn, nếu đi học thì mất 1 – 2 tuần, lâu nhất là 1 tháng, đóng học phí 2,5 triệu. Nếu không học là 3,5 triệu. Bằng chuẩn của Bộ Công an cấp…”.

Người tư vấn cũng cho biết, chỉ cần mang tiền đến nộp tại văn phòng chính ở Phùng Khoang, Hà Nội là có thể có bằng ngay. Nếu công ty môi giới thêm việc làm, giá cả sẽ tùy thuộc vào vị trí của người nộp hồ sơ. Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể có được một vị trí làm bảo vệ dễ dàng ở các công ty, ngân hàng hay bệnh viện..?.

Dĩ nhiên, quá trình tuyển dụng và đào tạo của mỗi công ty không giống nhau, nhưng những người hành nghề bảo vệ đều thú nhận, cá nhân họ gần như không học hành gì.

Anh N. Q. T. (SN 1979, Bảo Linh, Hà Nội), đang làm bảo vệ ở một chi nhánh ngân hàng ANZ cho biết: “Lúc đi làm tôi chỉ cần người quen giới thiệu và nộp hồ sơ, mất một ít tiền mua chứng chỉ cần thiết. Hơn chục năm nay tôi thất nghiệp ở nhà, bỏ học đã lâu, gần 40 tuổi còn học hành gì”. 

Trên khía cạnh quản lý, anh Lê Văn Thành (Giám đốc công ty bảo vệ Thắng Lợi) cho biết: “Ngành nghề dịch vụ bảo vệ ở Việt Nam vẫn còn mạnh ai nấy làm chưa có quy trình làm việc cũng như nhất quán trọng phương án bảo vệ và quy chuẩn ban hành cụ thể. Chính vì vậy mà nhiều công ty bảo vệ đã mở ra và phá sản sau vài năm hoạt động. Nhiều công ty vì thế sống nhờ việc môi giới cho người lao động và doanh nghiệp và không coi trọng khâu đào tạo”. 

Chứng chỉ bảo vệ mà các công ty bảo vệ quảng cáo là của Bộ Công an cấp, đảm bảo hợp pháp khi đi xin việc
Chứng chỉ bảo vệ mà các công ty bảo vệ quảng cáo là của Bộ Công an cấp, đảm bảo hợp pháp khi đi xin việc

Hành nghề còn tùy thuộc vào… người làm nghề

Bấy lâu nay, người ta vẫn coi bảo vệ là nghề thấp kém. Nhưng trong cuộc sống, không có nghề nào thấp hèn và xấu xa. Bởi những đồng tiền lương thiện kiếm được từ các ngành nghề đó, đáng giá hơn nhiều những việc làm hại đến người khác một cách trực tiếp hay gián tiếp để thu lợi cá nhân.

Nghề nghiệp có thấp kém hay không là do cách nhìn nhận của mỗi người và cũng do bản thân người hành nghề có thái độ như thế nào. Làm bảo vệ ngày nay cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường.

Trong bệnh viện, nơi con người phải chịu đựng nỗi đau thể xác, phải đối mặt với sinh tử, sự sợ hãi, căng thẳng luôn kề cận, việc lạm dụng quyền để “mồi chài”, làm “cò”, tranh thủ kiếm lợi nhuận là cái ác khó tha thứ nhất. Nên dù trong hoàn cảnh nào, những người gác cổng chốn cứu sinh phải là những người có đạo đức, nhân cách tốt.

Là công ty ký kết hợp đồng với bệnh viện, nếu đã cung cấp dịch vụ bảo vệ cho bệnh viện, họ cần tuyển chọn thật gắt gao những người có đạo đức, văn hóa tốt vào vị trí này, tránh để trường hợp đau buồn như ở Bệnh viện Nhi TW lặp lại. Thêm vào đó, đã đến lúc việc quản lý các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ của Bộ Công an cần phải được xem lại và siết chặt hơn nữa, đặc biệt ở khâu tuyển dụng. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.