Bảo hiểm y tế “chừa” người nhiễm HIV, lao, sốt rét?

Tư vấn cho người có HIV.Ảnh minh họa
Tư vấn cho người có HIV.Ảnh minh họa
(PLO) - Bảo hiểm y tế (BHYT) được xem là nguồn đảm bảo để người nhiễm HIV, lao, sốt rét có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc điều trị và thuốc ARV một cách bền vững, nhất là khi các nguồn lực tài trợ kinh phí cho việc điều trị HIV/AIDS cắt giảm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT của người nhiễm bệnh ở Việt Nam vẫn chưa cao.

Vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa thể tiếp cận điều trị

Chị Nguyễn Thị H, Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng cho biết, các thành viên trong nhóm cảm thấy yên tâm hơn khi đã tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Được cấp thẻ BHYT sẽ chia sẻ gánh nặng kinh tế khi bệnh nhân HIV/AIDS phải nhập viện điều trị và có ý nghĩa hơn chính là khi người bệnh vẫn được dùng thuốc ARV như vậy sẽ bảo đảm hiệu quả điều trị, duy trì sức khỏe. Mặc dù, biết hiệu quả là vậy nhưng thực tế có tình trạng không ít người nhiễm tuy có thẻ BHYT nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh, hoặc đến nơi không được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh…

Bởi với họ, trong quá trình triển khai thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là rào cản trong việc tiếp cận và điều trị bằng bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS (như không có giấy tờ tùy thân; tâm lý sợ bị lộ danh tính, sợ bị kỳ thị nếu phải cung cấp thông tin tên tuổi thật; cán bộ chuyên trách, cán bộ BHYT còn thiếu kiến thức về bệnh nhân nhiễm HIV nên vẫn còn thái độ ứng xử chưa phù hợp; không có nhân viên cộng đồng hỗ trợ tư vấn tại các cơ sở điều trị…). Đây cũng chính là những bất cập gây băn khoăn cho người nhiễm HIV/AIDS. Bởi muốn được thanh toán BHYT, người nhiễm HIV phải đến các bệnh viện và làm thủ tục thanh toán với bệnh viện. Như vậy, thông tin cá nhân có thể sẽ được thông báo đến những nơi liên quan như công ty, cơ quan, đơn vị mà người nhiễm HIV đang làm việc, cán bộ địa phương phụ trách BHYT, nhân viên phụ trách làm việc về BHYT ở bệnh viện... Việc không bảo mật được thông tin cho người nhiễm HIV có thể sẽ tạo sự kỳ thị trong xã hội, người nhiễm HIV sẽ có tâm lý chán chường và bỏ điều trị, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Ông Phan Văn Toàn - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) nhấn mạnh, hoạt động phòng chống HIV, lao và sốt rét ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do Nhà nước thực hiện và kinh phí từ các nguồn tài trợ nước ngoài. Trong bối cảnh các nguồn viện trợ đang bị cắt giảm dần, mặc dù ngân sách quốc gia được mong đợi bao phủ ít nhất 50% phần ngân sách sụt giảm, nhưng Chính phủ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy khoảng trống về ngân sách cho các hoạt động này.

Do vậy, theo các chuyên gia, BHYT chính là cơ chế tài chính trong nước hiệu quả nhất cho các dịch vụ HIV, lao và sốt rét. Tuy nhiên, ngoài vấn đề về khả năng chi trả, người bệnh còn gặp nhiều rào cản về tiếp cận và sử dụng BHYT. Trên thực tế, vẫn có nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí để mua BHYT cho người nhiễm HIV. Do đó, tính đến 31/3/2017, theo thống kê số người nhiễm HIV được rà soát tại các cơ sở điều trị HIV là 108.000 người, trong đó số người bệnh có thẻ BHYT là 71.280 người (chiếm 66%), vẫn còn gần 40% người nhiễm HIV/AIDS chưa có thẻ BHYT.  

Cần một quy định mở

Liên quan tới vấn đề này, ông Toàn thừa nhận, mặc dù đã có cơ chế đặc thù nhưng việc tiếp cận thẻ BHYT đối với người nhiễm HIV/AIDS gặp không ít khó khăn. Dù cơ quan BHXH cũng như Bộ Y tế đã có nhiều cơ chế mở nhưng ở phía cơ sở, đại lý vẫn gây khó dễ cho người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ BHYT khi không có giấy tờ tùy thân. Đặc biệt, dù đã có cơ chế đặc thù mua thẻ BHYT, đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu, quyền lợi, mức hưởng BHYT (Thông tư 15/2015/TT – BYT) và cơ chế mua sắm thuốc ARV (Quyết định 2188/QĐ – TTg) nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn.

Đơn cử, người nhiễm HIV khi tham gia KCB bằng thẻ BHYT tuy đã có những cơ chế đặc thù về mua thẻ BHYT, KCB ban đầu, quyền lợi, mức hưởng và cơ chế mua sắm thuốc ARV, nhưng vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, với nhóm người bệnh sốt rét vẫn chưa có cơ chế đặc thù về mua thẻ BHYT, đăng ký KCB ban đầu, chuyển tuyến cũng như quyền lợi, mức hưởng, cơ chế thanh toán thuốc điều trị sốt rét… 

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có khoảng 230.000 người nhiễm HIV/AIDS còn sống. Từ trước tới nay, chi phí điều trị kháng virus và các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV đều từ tài trợ quốc tế. Từ năm 2017, các nhà tài trợ sẽ giảm và sau năm 2018 thì gần như sẽ ngừng tài trợ cho điều trị và dự phòng HIV ở Việt Nam. Chính vì vậy, để bảo đảm tính bền vững cho công tác phòng chống HIV/AIDS, việc sử dụng nguồn từ BHYT để thanh toán chi phí chăm sóc, điều trị, xét nghiệm cho người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả thuốc điều trị kháng virus (ARV) là việc rất cần thiết. Khi các nguồn tài trợ rút đi, Quỹ BHYT sẽ chi trả những chi phí của thuốc ARV theo như quy định. Tuy nhiên, đối với việc làm thế nào để người nhiễm HIV có cơ hội tiếp cận với dịch vụ BHYT là vấn đề của ngành Y tế và Bảo hiểm, cũng như xã hội đang đặc biệt quan tâm. 

Do đó, các chuyên gia cũng như người bệnh đã thống nhất cách tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận và sử dụng BHYT đối với các nhóm cộng đồng và cần có các quy định... “mở” giúp người nhiễm HIV/AIDS dễ dàng mua thẻ BHYT như: tập trung truyền thông, phổ cập kiến thức về BHYT một cách rộng rãi, giúp người có HIV có thể tiếp cận điều trị thông qua BHYT, đảm bảo cho 100% người có HIV được điều trị thông qua BHYT. Ngoài ra, giáo dục kiến thức về dự phòng các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên y tế cũng vô cùng quan trọng nhằm giảm kỳ thị: bác sỹ, nhân viên y tế, nhất là khi phụ trách về HIV, cần thân thiện hơn với bệnh nhân có HIV. Đồng thời, khuyến nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế BHYT đặc thù cho người bệnh lao, sốt rét; vận động để ngân sách nhà nước mua BHYT cho người nhiễm HIV. Đặc biệt, cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.