Bánh cáy Thái Bình lo ngay ngáy chuyện mất thương hiệu

(PLO) - Từ lâu, bánh cáy làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình) đã được coi là đặc sản của vùng quê lúa và là món dùng để cúng tiến vua. Với hơn 200 năm làm nghề, làng vẫn giữ được chất bánh thơm, ngon truyền thống. Tuy nhiên, trước sự phát triển của xã hội, việc sản xuất “mạnh ai nấy làm” thì việc  xây dựng một thương hiệu làng nghề chung là một khó khăn lớn.
Một cơ sở sản xuất bánh cáy ở Nguyên Xá
Một cơ sở sản xuất bánh cáy ở Nguyên Xá 
Làng nghề hơn 200 năm tuổi…
Nhâm nhi mẩu bánh cáy giòn thơm của vị nếp cái hoa vàng, ngọt đượm của đường mật, bùi bùi của vừng…với tách trà nóng hổi thì thật tuyệt vời. Đó là cách mà người Thái Bình vẫn ca ngợi món quà đặc sản của họ. Bánh cáy từ lâu đã trở thành một món quà quê không thể thiếu của người dân Thái Bình mỗi dịp có khách phương xa tới thăm. Để rồi cái tiếng của một loại bánh ngon chỉ có ở Thái Bình được nhiều người biết đến.
Theo tư liệu, bánh cáy có nguồn gốc từ bánh chè lam. Bánh do bà Nguyễn Thị Tần (sinh năm 1724, đời thứ 6 tộc Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) sáng chế. Bà vốn là người thông minh, có nhiều công lao với triều đình nhà Lê. Vốn xuất thân từ nông dân, bà đã kết hợp nguyên liệu sẵn có từ quê hương đồng nội làm ra một thứ bánh mới có gạo, vừng, đường, gừng, quả dành dành gọi là bánh ngũ vị. 
Sau khi đem tiến vua, được Vua Hiển Tông khen ngon và đặt tên là “bánh cáy” vì nhìn màu sắc giống trứng con cáy. Từ đó bánh cáy gắn liền với quê hương Nguyên Xá và được lưu truyền, phát triển trong xã cho đến tận ngày nay. 
Để làm ra chiếc bánh cáy thơm ngon đặc biệt, đòi hỏi sự công phu của người thợ ngay từ khâu chọn nguyên liệu: gạo nếp cái hoa vàng, lạc, vừng, gấc, cà rốt, vỏ quýt, dừa, mứt bí, gừng, đường nha, mật mía, quả dành dành. Bánh làm ra thơm ngon, hòa quyện của “lục sắc, bát vị”, ăn có độ dẻo của gạo nếp, độ giòn của lạc, của mứt cà rốt, vị thơm cay của gừng, của vỏ quýt, vị thanh ngọt mát của đường, mạch nha, mật mía.
Hiện toàn xã Nguyên Xá có vài chục hộ sản xuất thường xuyên, còn dịp Tết thì tăng lên khoảng hơn 100 hộ. Anh Nguyễn Trọng Thường, chủ cơ sở sản xuất Thường Xuân cho biết: “Nghề của làng có từ lâu lắm rồi. Gia đình tôi thừa kế nghề làm bánh cáy của các cụ đã hơn 30 năm, bánh của gia đình không bán tại các cửa hàng mà chủ yếu do các cơ quan của tỉnh, của huyện đặt hàng”. 
Nguy cơ mất thương hiệu vì tư duy riêng rẽ
Tuy nhiên, Nguyên Xá hiện còn rất ít gia đình giữ được cách làm bánh truyền thống. Khi máy móc, công nghệ tham gia vào khâu sản xuất thì những thao tác thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ đã mất dần. Vì thế chất lượng bánh cáy bị ảnh hưởng nhiều, sự thêm bớt nguyên liệu làm mất đi nét đặc trưng và dư vị vốn có của bánh cáy. Có những thời điểm bánh cáy cổ truyền không được quan tâm hoặc bánh cáy Thái Bình bị chìm lắng bởi chất lượng kém, trong khi trên thị trường xuất hiện nhiều hàng.
Chị Trịnh Thị Trà My (quê Nam Định) cho biết: “Đã có lần tôi mua bánh cáy dọc đường nhưng về nhà ăn không thơm, không mềm như lời mọi người giới thiệu mà khô cứng. Sau lần đó, tôi hiếm khi mua loại bánh này vì không thấy ngon, cũng nghĩ đó là hàng nhái, nhưng giờ muốn mua bánh cáy chính hiệu cũng khó vì trên hộp bánh nào cũng thấy ghi “Đặc sản bánh cáy làng Nguyễn”. 
Chị Hoàng Thị Xuân, chủ một cơ sở sản xuất bánh cáy ở làng Nguyễn chia sẻ: “Việc bắt gặp bánh giả thương hiệu làng Nguyễn trên thị trường là không hiếm và không khó nhận ra. Tôi đã từng thấy những quầy bán bánh cáy nhái ở đền Bà Chúa Kho. Người ta ép phỏng với lạc làm thành bánh, chi phí nguyên liệu chỉ khoảng 3.000 - 4.000 đồng nhưng vẫn bán với giá 20.000 - 25.000 đồng như các sản phẩm chính hiệu. 
Còn bánh cáy Thái Bình đều được làm từ gạo nếp hoa vàng, đường tinh luyện, mật mía, lạc, cà rốt, dừa…Chúng tôi biết là bánh bị làm nhái nhưng cũng chẳng làm được gì vì hiện tại, gia đình mới chỉ lấy tên là cơ sở sản xuất gia truyền chứ chưa đăng ký thành sản phẩm thương hiệu độc quyền”. 
Ông Nguyễn Như Hùng - Phó Chủ tịch HĐND xã Nguyên Xá trăn trở, lãnh đạo xã và những nghệ nhân ở Nguyên Xá rất muốn thành lập một hiệp hội sản xuất chung, từ đó xây dựng thành thương hiệu cho bánh cáy làng Nguyễn. Chỉ có như vậy mới có thể bảo vệ mình trước sự cạnh tranh với hàng nhái, hàng kém chất lượng. 
Tuy nhiên, đăng ký thương hiệu bánh cáy Thái Bình là điều không hề dễ bởi sản phẩm này hiện đang được sản xuất theo từng hộ gia đình. Trong khi chính quyền xã muốn thành lập hiệp hội sản xuất, xây dựng thương hiệu chung là “Bánh cáy làng Nguyễn” thì những cơ sở làm bánh ở đây lại ít mặn mà với việc này.
Những nhà sản xuất bánh cáy có quan điểm riêng: mỗi nhà có bí quyết khác nhau, tạo nên hương vị bánh cáy riêng, vì vậy việc sản xuất chung có thể làm mất đi sự độc đáo gia truyền. Với tư duy mạnh ai nấy làm như hiện nay thì Nguyên Xá sẽ rất khó để thành lập được một thương hiệu chung. 
Trước sự phát triển và cạnh tranh ngày càng cao của thị trường, để giữ gìn và phát triển làng nghề hơn 200 năm tuổi này, cần phải có sự phối hợp, nỗ lực chung của các cấp chính quyền cùng những hộ sản xuất. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất cần đặt mục tiêu, lợi ích kinh doanh lâu dài lên hàng đầu, tránh kiểu sản xuất tự lập, riêng rẽ.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.