Bài 3: Theo chân “mỹ phẩm dởm” về nước

Một trong những con đường về xuyên biên của mỹ phẩm tắm trắng dởm.
Một trong những con đường về xuyên biên của mỹ phẩm tắm trắng dởm.
(PLO) - Trước khi thâm nhập thủ phủ mỹ phẩm dởm bên đất Trung Quốc, tôi đã được một ông chủ chuyên buôn lậu xuyên biên giới mách nước về cách thức vận chuyển những hoá chất có thể gây nguy hại cho người sử dụng ấy về Việt Nam một cách an toàn. Vì là hàng cấm nên từng khâu vận chuyển qua đường biên đều phải cẩn thận, cửu vạn, bao biên, chủ xe đều phải phối hợp nhịp nhàng, tránh thất thoát và tránh cả cơ quan chức năng.

Hàng gì cũng… về bến an toàn!

Những ngày lang thang ở bên kia biên giới, tôi đã được tận thấy “công nghệ” biến hóa chất thành mỹ phẩm hạng sang của những xưởng chế tác, đóng hộp của những ông chủ giàu có ở đất này. Có thể nói, mỹ phẩm dởm, trong đó có cả thứ hỗn hợp được cho là giúp da trắng mịn màng chỉ trong vài phút, rồi Coollagen “giữ mãi tuổi thanh xuân”… đang thực sự như một ma trận khiến bất cứ tận thấy cũng đều hoang mang, lạc lối.

Trở lại chuyến hành trình xuyên biên thâm nhập thủ phủ mỹ phẩm tắm trắng dởm bên đất Trung Quốc và cuộc giao dịch giữa tôi với ông chủ P., chủ đại lý phân phối mỹ phẩm tắm trắng Đ.C (tại Lũng Vài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc). Theo nguyên tắc làm ăn, sau khi nhận tiền, ông chủ P. sẽ giúp đối tác của mình đưa mỹ phẩm về nước. Về hình thức, loại hoá chất này sẽ được đựng vào can, vận chuyển bằng đường rừng vào ban đêm. Đảm trách việc này là đám cửu vạn thiện chiến. Khi về đến bên kia biên giới, khách hàng sẽ làm việc tiếp với trùm cửu vạn để hàng hoá được về đến nơi an toàn...

Theo lời giới thiệu của cánh cửu vạn, tôi tìm gặp bà H., một người Việt, sống ở biên giới, và đang quản lý hàng trăm cửu vạn. Trò chuyện với tôi, bà H. cười giòn: “Gì chứ vận chuyển hàng xuyên biên là nghề của tôi mà, mỹ phẩm là hàng cấm, nhưng tôi đã vận chuyển cả trăm vụ rồi, an toàn hết. Giả dụ như các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn làm ngặt quá, tôi còn có thể vận chuyển xuống Móng Cái (Quảng Ninh) cho anh, anh nhận hàng ở đó”, bà H. nói.
Kho hàng từ Trung Quốc núp dưới nhiều nhãn mác khách nhau đang chuẩn bị tuồn về nước.
 Kho hàng từ Trung Quốc núp dưới nhiều nhãn mác khách nhau đang chuẩn bị tuồn về nước.

Cũng theo bà H., giá cả sẽ thương lượng cụ thể, nếu là hàng cấm, thuộc hàng nguy hiểm thì giá vận chuyển sẽ cao hơn, và phụ thuộc vào số lượng vận chuyển, nhiều thì giá rẻ hơn. Đối với mỹ phẩm, thực phẩm chức năng thì sẽ được tính theo tạ, giá vận chuyển là 300 nghìn đồng/1tạ. Số tiền trên đã bao gồm tiền đảm bảo an toàn cho hàng xuyên biên. Với “bảo hiểm” này, nếu hàng mất hoặc bị bắt, bà trùm H. sẽ chịu trách nhiệm. Theo bà H., hàng bà sẽ giao ở nơi an toàn và khi nhận hàng mới phải trả tiền công.

“Ve sầu thoát xác”

Tôi đặt chân lên lối mòn của cửu vạn vác hàng, tiến sát hàng thép gai nơi ranh giới hai nước Việt – Trung. Tại đây, tôi phát hiện ra cách hàng thép gái ít chục mét có một nhà kho, cánh cửa đang hé mở, bên trong có 2 người phụ nữ đang dán nhãn mác vào các lô hàng mỹ phẩm. Nhận ra đây là chiêu trò của giới buôn lậu mỹ phẩm, trong vai là người đang đi tìm mỹ phẩm làm trắng có chứa tinh chất Collagen về kinh doanh, được anh em môi giới đến đây tìm hàng, tôi đã gõ cửa xin vào.

Như bắt được đầu mối, hai người phụ nữ này tự giới thiệu, một người là người Việt, tên K., còn một người là chủ, người Hoa. Họ nói: “Mỹ phẩm tắm trắng kiểu gì nhà em làm được, anh đặt hàng không, nhà em làm cho!”.
Một loại mỹ phẩm sắp được ra lò.
Một loại mỹ phẩm sắp được ra lò. 
Cuộc trao đổi về các loại mỹ phẩm tắm trắng siêu tốc diễn ra, đôi bên thống nhất giá cả, số lượng, mẫu mã, hẹn ngày sang giao tiền và nhận hàng. Lúc này tôi mới vờ tỏ vẻ lo lắng, con đường về sẽ như thế nào, tôi không yên tâm lắm với đội cửu vạn. Lập tức, cầm một số sản phẩm có in chữ Thái Lan, Hàn, K. trấn an: “Với những sản phẩm đóng gói sẵn như thế này mình phải dán nhãn và mã vạch của Trung Quốc mới đưa ra khỏi Trung Quốc được. Khi sang đến Việt Nam rồi, người ta sẽ bóc nhãn mác đi, không sao hết, dễ dàng và ngon ơ ấy mà”.

Theo cách lý giải của K., đây là cách lách cơ quan chức năng khi vận chuyển về nước. Đó là trường hợp ở khu vực biên giới thôi, chứ về đến xuôi là phải dán thêm chữ Việt vào, nếu không sẽ bị soi về nhãn mác. Nghĩa của chữ Việt ở đây đơn giản thôi, đó là ghi công dụng của sản phẩm, mà điều này có thể bịa, chứ người dùng làm sao mà biết được các loại chữ Thái, Hàn, Nhật trên mỗi lô mỹ phẩm tắm trắng, dưỡng da.

Nói rồi, K. chỉ cho tôi xem, đúng là có cả một kho mỹ phẩm đang đợi dán nhãn mác, nhiều vô kể. Tất cả các lô hàng này đang chờ trời tối để đưa sang Việt Nam tiêu thụ. Khi tôi hỏi mua một thùng thì được biết, họ đã đặt hết rồi, tuy là cả kho nhưng chỉ sau đêm nay tất cả sẽ được chuyển đi. Và dĩ nhiên, đường rừng là lối đi an toàn và thông dụng nhất.
K. đang dán nhãn Trung Quốc vào mỹ phẩm để chuẩn bị qua biên giới.
K. đang dán nhãn Trung Quốc vào mỹ phẩm để chuẩn bị qua biên giới. 

Khi về đến Việt Nam, theo K., số mỹ phẩm dởm này sẽ theo hai hướng về xuôi bằng đường ô tô hoặc tàu hỏa. Theo K., đã có hàng nghìn lô hàng được chuyển về xuôi, núp dưới nhiều nhãn mác khác nhau. Thị trường phân phối của nhà cô chủ yếu trải dài từ Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, đặc biệt Hà Nội và Bắc Ninh là hai thị trường lớn nhất của gia đình K..

Đối diện thủ phủ mỹ phẩm tắm trắng dởm này là cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn). Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan Cốc Nam, đơn vị vẫn thường xuyên bắt được các đối tượng vận chuyển mỹ phẩm trái phép từ Trung Quốc về. Số lượng từ một vài tuýp nhỏ cho đến một vài thùng, có lúc lên đến trên dưới chục kg. Họ chủ yếu đi ở hai bên cánh gà Hải quan và đường rừng vào ban đêm./.

Bắt không xuể

Trong 4/2015 Chi cục QLTT TP.HCM đã kiểm tra 46 vụ liên quan đến mặt hàng mỹ phẩm, tạm giữ 28.262 đơn vị sản phẩm gồm: kem thoa mặt, kem dưỡng da, kem tẩy trắng, sữa rửa mặt, sữa tắm,... có xuất xứ Trung Quốc.

Mới đây, ngày 1/5, Công an TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng công an địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở mua bán hàng may mặc, mỹ phẩm, lực lượng chức năng phát hiện 2.616 hộp và 132 chai mỹ phẩm ngoại nhập các loại, không rõ nguồn gốc. Còn tại Hà Nội, ngoài các vụ bắt hàng mỹ phẩm dởm, đơn vị QLTT còn phát hiện dấu hiệu mỹ phẩm giả, nhái, không rõ thành phần, nguồn gốc xuất xứ tại một công ty có tiếng trong giới mỹ phẩm. Còn theo Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, năm 2014, đơn vị này kiểm tra được 193 vụ, trong đó số vụ vi phạm là 29 vụ. Quý I năm 2015, đơn vị này mới kiểm tra được 30 vụ, trong đó số vụ vi phạm là 13 vụ với đầy đủ các loại mỹ phẩm làm trắng da. 

Mất mạng vì dùng mỹ phẩm dởm

Đến giờ người ta vẫn chưa quên cái chết buồn thương của em Nguyễn Ngọc B. (trú tại huyện Châu Thành, Đồng Tháp) khi Bích mua kem trắng toàn thân với giá chỉ 9.000 VNĐ/tuýp về thoa lên người. Thoa xong khoảng 30 phút, Bích bị co giật, buồn nôn, các bác sĩ đã có mặt sau ít phút và dùng mọi biện pháp nhưng vô phương cứu chữa. Rồi trường hợp chị Nguyễn Thị Thuỷ (trú tại huyện Chợ Mới, An Giang) cũng suýt mất mạng cũng vì sử dụng kem tắm trắng không rõ nguồn gốc.

Chuyên mục Tiêu dùng & Dư luận của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...
Mọi kiến nghị, phản ánh gọi vào số: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.