(PLVN) - Madam Nhung được biết đến là người phụ nữ đậm chất Hà Nội với phong thái nhẹ nhàng, tinh tế và tài hoa trong lĩnh vực ẩm thực. Bà chính là người đã góp phần tạo nên bước tiến mới trong việc bảo tồn và nâng tầm văn hóa ẩm thực truyền thống thông qua việc lan tỏa và “tiện lợi hóa” món ăn cổ truyền, giúp các gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội thưởng thức, thêm yêu và duy trì một nét văn hóa của đất nước.
(PLVN) - Từ bản đồ ẩm thực trực tuyến Việt Nam đầu tiên được phát hành trong tháng 9, Lễ hội Phở Việt Nam lần đầu tổ chức thành công tại Nhật Bản vừa qua, đến Lễ hội “Rạng danh văn hóa ẩm thực Việt” sắp tới trong tháng 10, tại TP HCM, nền ẩm thực Việt đang từng bước hoàn thiện chỉ dẫn định vị, khẳng định thương hiệu với bạn bè quốc tế.
(PLVN) - Nhằm tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới, với định hướng biến di sản thành tài sản, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024".
(PLVN) - Sự kiện Michelin Guide chọn 103 nhà hàng lọt vào danh sách Michelin Guide Selections tại Việt Nam, trong đó có 4 nhà hàng được gắn sao Michelin đã diễn ra hơn nửa tháng. Như mọi sự vinh danh khác, phía sau niềm vui luôn là trách nhiệm, không chỉ là trách nhiệm để giữ “sao”, mà còn là tận dụng cơ hội ra sao để vinh danh ẩm thực Việt?
(PLVN) - Từ lâu, ẩm thực Việt luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao bởi sự đa dạng, phong phú, đặc sắc trong từng món ăn. Nhưng có lẽ điều làm nên chỗ đứng của ẩm thực Việt trong lòng thực khách bốn phương chính là bởi sức hấp dẫn của hương vị, hình thức mang đậm giá trị truyền thống của dân tộc.
(PLVN) - Việc triển khai đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024” được xem là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực.
(PLVN) - Với hơn 3.000 món ăn từ 3 miền, Việt Nam từ lâu đã được quốc tế nhắc đến như một thiên đường ẩm thực tại Đông Nam Á. Khi có sự đồng hành của công nghệ, tiềm năng của ẩm thực Việt sẽ có thể còn phát triển rực rỡ hơn.
(PLVN) - Ẩm thực Việt Nam luôn là nỗi xao xuyến, hấp dẫn với du khách quốc tế. Gần 2 năm chờ đợi sau đại dịch, nhiều du khách đã nóng lòng trở lại Việt Nam một lần nữa với những món ăn gây thương nhớ...
(PLVN) - Nhìn lại hai năm 2020 và 2021 thực sự là quãng thời gian có nhiều tin vui đến với nền ẩm thực Việt. Năm 2020, bánh mỳ Việt được Google tôn vinh. Trong cùng năm, 5 kỷ lục thế giới cho ẩm thực Việt Nam được công nhận. Năm 2021, phở Việt Nam trên công cụ tìm kiếm 20 quốc gia. Bánh mỳ Việt trở thành “món ăn biểu tượng” ở thành phố lớn tại New Zealand...
(PLVN) - Từ câu chuyện phở, bánh mì, bún chả Việt Nam đi vòng quanh thế giới, có thể thấy, điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch Việt chính là ẩm thực.
(PLVN) -Ngày 12/12 vừa qua, Google Doodle tôn vinh phở Việt Nam trên công cụ tìm kiếm 20 quốc gia. Trước đó Google cũng đã tôn vinh ẩm thực Việt bằng Doodle bánh mì vào năm 2020. Đầu tháng 12/2021, bánh mỳ Việt trở thành "món ăn biểu tượng" ở thành phố lớn tại New Zealand... Văn hóa Việt đã thực sự lan tỏa tên thế giới thông qua các món ăn Việt. Hay nói cách khác, ẩm thực Việt là yếu tố không thể thiếu để đưa văn hóa Việt vươn xa.
(PLVN) - Theo Tổng cục Du lịch, quảng bá du lịch trên nền tảng Youtube là một trong hướng đi quan trọng của ngành du lịch trong việc ứng dụng công nghệ số hỗ trợ phát triển du lịch.
(PLVN) - Theo Báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực năm 2020, ẩm thực là nguyên nhân thứ ba sau yếu tố văn hoá, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định điểm đến của du khách. Ẩm thực địa phương cũng chính là yếu tố chiến lược thúc đẩy xu hướng du lịch cộng đồng tại Việt Nam trong năm 2021.
(PLVN) - Những năm gần đây, món Việt bừng nở trên các diễn đàn yêu ăn uống thế giới. Cộng đồng quốc tế biết nhiều đến ẩm thực Việt, bên cạnh những món ăn ngon đến nức lòng, còn có một thế hệ đầu bếp trẻ tài hoa, giàu sáng tạo và tâm huyết, đang miệt mài đem tinh hoa ẩm thực Việt đi khắp năm châu…
(PLVN) - “Việt Nam nên là bếp của thế giới”- câu nói của chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới Phiip Kotler tại buổi hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên đã cho thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cần tập trung đầu tư, khai thác, phất triển nhằm quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.