Ai phong “thần” cho “y”?

Hình ảnh buổi đối chất giữa vợ chồng ông Dũng "lò vôi" và ông Võ Hoàng Yên.
Hình ảnh buổi đối chất giữa vợ chồng ông Dũng "lò vôi" và ông Võ Hoàng Yên.
(PLVN) - “Thần y” Võ Hoàng Yên danh nổi như cồn một thời do chữa bệnh nan y không lấy tiền, làm từ thiện... Các video clip quay cảnh ông chữa bệnh thu hút hàng triệu người xem, cổ vũ ào ào, vỗ tay hoan hỷ, không ít người xúc động rơi nước mắt. Nhiều tờ báo đưa tin, viết bài về ông, đáng kể có ấn phẩm đăng nhiều kỳ tới hơn 60 bài. 

Đến nay, khi những mạnh thường quân tài trợ và giúp đỡ ông thẳng tay lột mặt nạ danh y của ông thì ngay lập tức, mạng xã hội đã đăng tải những câu chuyện “người thật, việc thật” vạch trần những thủ đoạn gian trá và sự nhẫn tâm của ông, dân chúng nhận diện ra một cao thủ lừa thượng thặng, những lời ca ngợi bay hết đâu rồi? 

Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, không một tiếng nói nào cất lên từ những người ông đã chữa khỏi bệnh và đã coi ông như ân nhân. Phải chăng những người đó là không có thực? Tất nhiên, không ai khác, ngoài truyền thông đã làm cho một lang băm không kiến thức y học, không bằng cấp, không chứng chỉ hành nghề trở thành một thần y danh tiếng. 

Cái gọi là “thần y” cũng do báo chí gọi ông lâu ngày thành quen và dân chúng cứ ngỡ một Hoa Đà tái thế xuất hiện để cứu người tật bệnh chỉ bằng tay không nắn bóp! Đặc biệt hơn, ông còn được một tỉnh miền Trung cho xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm khám chữa bệnh, hành nghề thu tiền của hàng nghìn bệnh nhân nghèo khổ đã lâm vào bước đường cùng. 

Có ai đó, người đã cho phép “thần y” hoạt động tại địa phương mình quản lý chịu trách nhiệm không, đặc biệt là những “đồng nghiệp” lương y có chức quyền để ông thao túng, lừa đảo người bệnh ngay trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình? Bây giờ có người quay lại trách cứ những người mang nặng tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” là ngu muội, là “hội chứng bầy đàn”! 

Ngược trở lại với thời gian, thỉnh thoảng báo chí lại rộ lên một “thần y” nào đó với cách chữa trị nửa thánh, nửa trần, pha trộn giữa y học dân tộc với mê tín dị đoan. Hàng nghìn người kéo đến, ô tô xếp thành hàng dài, người bệnh nằm ngổn ngang chờ chữa, dịch vụ ăn theo rầm rộ mở ra... 

Đến bây giờ, các cô Bảy, ông Ba, “công chúa thuốc lào”, dì Năm ăn lộc thánh... đi đâu hết cả. Dân ta có nhiều người mê muội đã đành nhưng còn các nhà báo thông tuệ đã viết nên những bài quảng cáo trá hình cho những mặt hàng giả ấy có suy nghĩ gì không với sứ mệnh cầm bút, gõ phím của mình là nói lên sự thật mà chỉ sự thật mà thôi! Văn hóa ứng xử của từng cá nhân hợp thành văn hóa cộng đồng và thành viên của cộng đồng cũng bị chi phối bởi một nền văn hóa chung đó. 

Có một điều đặt ra và phải trả lời xác đáng: Tại sao dân ta dễ bị lừa đến thế, từ kinh doanh đa cấp trá hình đến chữa bệnh miễn phí, từ huy động vốn làm dự án địa ốc đến dâng sao giải hạn, oan hồn trái chủ?

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.