Phải chăng người Việt 'hung hăng' thật?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mùng 2 Tết, trên một nhóm chat tán chuyện để thay thế cho việc đi chơi, tụ tập chúc Tết, giật mình trước dòng tin nhắn của một người bạn: “Ở khu chung cư nhà này vừa có chuyện ầm ĩ. Nhà tầng dưới xách dao lên hỏi chuyện nhà tầng trên vì cái tội đi lại nặng chân, gây tiếng động trên trần nhà họ”.

Sau dòng tin nhắn đó là rất nhiều câu hỏi lại mà phần lớn là nghi ngờ người phát ra thông tin vì anh bạn này có tiếng là hay bông đùa, bỡn cợt, không khéo nghỉ Tết không đi đâu buồn quá nghĩ chuyện “câu like” chơi. Nhưng hóa ra đó là chuyện thật 100% và ban quản trị khu chung cư đó cùng chính quyền đã phải tham gia giải quyết mới “vãn hồi được hòa bình” giữa hai nhà.

Nhưng cũng cần biết rằng dù hòa bình đã được thiết lập nhưng cả hai nhà đều ấm ức vì nhà trên có con nhỏ cho rằng nhà dưới không biết thông cảm cho trẻ con chạy chơi, nghịch ngợm, sao cấm được, nhất là trong tình cảnh chúng bị cha mẹ “giam lỏng” ở nhà phòng dịch thế này. Nhà dưới thì cho rằng nhà trên không biết dạy con, động tí là bênh con chằm chặp, không thừa nhận mình sai.

Câu chuyện ở chung cư nhà bạn lại khiến tôi nhớ về chuyện của chung cư nhà mình vài năm về trước. Cũng nhà tầng dưới trách nhà tầng trên để trẻ con chạy nhảy nặng chân, nhưng thay vì vác dao lên “nói chuyện” thì anh ta lại làm đơn kiện ra phường, ra quận để nghị xử phạt vi phạm hành chính những đứa trẻ và bỏ tù cha mẹ chúng nếu được (!). Tất nhiên, chẳng cơ quan chức năng nào đi giải quyết những việc dân sự cỏn con đó và việc giải quyết được phân xuống cho ban quản trị chung cư. Anh chủ hộ tầng dưới khi biết thế cho rằng đã có sự hối lộ lót tay ở đây nên tiếp tục làm rùm beng lên để yêu cầu giải quyết.

Sự việc chỉ thực sự yên ắng khi chính bản thân anh ta cũng lấy vợ, có con và cũng không thể nào cấm con mình chạy nhảy trên đầu nhà tầng dưới nữa. May cho anh ta chẳng ai kiện cả…

Hãy khoan bàn tới chủ đề văn hóa chung cư ở các câu chuyện trên, mà bàn về câu hỏi mà một người bạn trong nhóm đã đặt ra khi hiểu rõ câu chuyện: “Phải chăng người Việt thích đánh nhau, chuyện cỏn con như vậy mà cũng mang dao đi hỏi tội hàng xóm?”. Theo tôi, câu hỏi này cũng không có gì là hồ đồ cả khi mấy ngày nay ngay chính trên các phương tiện truyền thông cũng đang đăng tải một thông tin giật mình: “Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 6 ngày nghỉ Tết Tân Sửu đã có 4.001 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 1,3% trong tổng số ca cấp cứu của các bệnh viện, 73% trong số đó phải nhập viện điều trị và đã có 8 trường hợp tử vong”.

Số ca nhập viện do đánh nhau vào những ngày Tết những năm gần đây cũng có xu hướng gia tăng. Tết Canh Tý năm 2020, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, 3 ngày Tết (từ 29 đến hết mùng 2 Tết) đã có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, trong số đó 1.213 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 5 trường hợp tử vong. Nhìn lại những năm gần đây, cụ thể từ năm 2015 số ca nhập viện do đánh nhau đều mở mức cao. Giữ kỷ lục là năm 2015, số bệnh nhân khám cấp cứu do đánh nhau trong dịp Tết là 6.868 trường hợp, trong đó 15 người tử vong. Năm 2016 con số này ở mức trên 3.400 ca; năm 2017 là gần 4.500 ca...

Đây thực sự là con số gây sốc khai mở cho đầu năm mới. Sau khi con số này được công bố, nhiều người đã giật mình và suy ngẫm bởi bạo lực trong thời bình là một nét phản văn hóa rất đáng buồn. Hẳn nhiều người cũng thừa nhận với tôi rằng, ở Việt Nam hiếm ai đi lại nhiều trên đường phố mà chưa chứng kiến các vụ đánh nhau sứt đầu mẻ trán chỉ vì va quệt nhẹ, có những thanh niên sẵn sàng cầm dao đâm người chỉ bởi một cái nhìn “đểu” vu vơ”; hay vừa mới “chén chú chén anh”, họ đã có thể nhảy bổ vào nhau sống mái vì lỡ miệng…

Phải chăng người Việt “hung hăng” thật? Đi tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể thấy đa phần do sử dụng rượu bia dẫn đến thiếu kiềm chế. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi. Sâu xa hơn, theo phân tích của các nhà giáo dục, tâm lý xã hội, các chuyên gia kinh tế, pháp luật… thì đó là do giáo dục, là sự chú trọng dạy chữ, xem nhẹ dạy làm người; phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa; pháp luật chưa nghiêm minh, ý thức chấp hành pháp luật của một số người quá kém; nhiều áp lực trong cuộc sống; xã hội còn nhiều bất công, tiêu cực...

Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng, Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học cho rằng thẳm sâu trong mỗi con người luôn là bóng dáng của bạo lực. Và thứ bạo lực này sẽ bùng nổ nếu không có pháp luật, đạo đức, hay các thể chế xã hội khác kiềm toả.

Như vậy có thể thấy rất cần mỗi người sống đúng theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”; cần những người cầm cán cân công lý xử phạt nghiêm minh, công bằng với bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, cho dù đó là ai; cần làm tốt công tác giáo dục về cách ứng xử cũng như pháp luật cho trẻ em… Nếu làm được như vậy thì chắc chắn tại các khu chung cư sẽ không còn những ông hàng xóm bạo lực, trên đường sẽ không còn các thành phần tham gia giao thông bằng dao, kiếm và những vụ án giết người, cố ý gây thương tích chỉ vì những lý do lãng xẹt cũng sẽ giảm rất nhiều…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.