9 nhiệm vụ tăng hiệu lực quản lý tài sản công

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 31/TC-TTG về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Chỉ thị đã đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ

1. Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý, sử dụng tài sản công:

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện, trình dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tất cả các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013; đồng thời, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định, bảo đảm hiệu lực thi hành cùng thời điểm Luật có hiệu lực.

2. Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

a) Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng đối với tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng hạn chế việc trang bị bằng hiện vật, chuyển dần sang cơ chế khoán có tính chất bắt buộc, thực hiện phương thức thuê dịch vụ và Nhà nước đặt hàng; xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.

- Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sửa đổi đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phù hợp cho từng nhóm chức danh có tiêu chuẩn sử dụng và định mức xe ô tô phục vụ công tác chung; phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng từ 30% - 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các Bộ, ngành, địa phương, trừ các đơn vị thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời xác định lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương, xe ô tô phục vụ công tác chung.

b) Các Bộ: Quốc phòng, Công an khẩn trương ban hành định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện rà soát, sắp xếp lại xe ô tô tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm 2017.

c) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành định mức sử dụng tài sản chuyên dùng (xe ô tô chuyên dùng; diện tích đặc thù trong trụ sở làm việc; máy móc, thiết bị chuyên dùng...), bảo đảm chặt chẽ, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

3. Về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xác nhận đơn vị đủ điều kiện và xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ, bảo đảm hoàn thành trước ngày 01 tháng 3 năm 2017. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương công bố Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa, chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ.

b) Các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập; thu toàn bộ các khoản thu được từ việc sử dụng tài sản công không đúng quy định để nộp vào ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm và các tập thể, cá nhân liên quan.

4. Về tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:

a) Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTgngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999, Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số23/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm cả diện tích làm việc và diện tích các bộ phận phục vụ, phụ trợ, công cộng, kỹ thuật ngay từ khâu lập, phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc.

b) Giao Bộ Tài chính, cơ quan chuyên môn về tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra để có ý kiến về định mức diện tích trụ sở làm việc trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi chuyển sang trụ sở mới phải bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương:

- Đẩy mạnh áp dụng hình thức đối tác công - tư trong xây dựng, quản lý vận hành trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhất là tại các đô thị; việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, không để xảy ra thất thoát tài sản của Nhà nước.

- Khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp lại nhà, đất, phương án di dời theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007, Quyết định số140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, phương án di dời đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí. Tổng hợp kết quả phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại nhà, đất, phương án di dời gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện cơ chế sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, cơ chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở tập trung đông người, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

5. Về quản lý mua sắm, sử dụng xe ô tô công:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định.

b) Xây dựng phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để tổ chức triển khai trên cơ sở lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nghiêm túc triển khai những kiến nghị của Bộ Tài chính về kết quả rà soát, xử lý xe ô tô theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 ngày 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Kiên quyết thu hồi để xử lý đối với xe ô tô trang bị không đúng đối tượng hoặc vượt định mức sử dụng. Việc bán, thanh lý xe ô tô phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

6. Về mua sắm tập trung tài sản công:

Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc công bố danh mục mua sắm tập trung, tổ chức triển khai thực hiện mua sắm tập trung theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Nghị quyết số 98/2015/NQ-QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các quy định pháp luật liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

7. Về khai thác nguồn lực từ tài sản công:

a) Các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng thông qua một số phương thức cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá; giám sát chặt chẽ việc xây dựng phương án thu phí và tổ chức thực hiện thu phí của các dự án BOT.

b) Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công, bảo đảm tăng cường khai thác, huy động hiệu quả nguồn lực từ tài sản công phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

8. Về giao đất, cho thuê đất và quản lý khai thác tài nguyên:

Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao:

a) Thực hiện nghiêm túc việc đấu giá công khai, minh bạch khi giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên; đánh giá tác động môi trường nghiêm túc, đầy đủ và xác định rõ chi phí môi trường theo nguyên tắc chỉ khai thác đất đai, tài nguyên khi tổng lợi ích xã hội thu được lớn hơn tổng chi phí phát sinh, kể cả chi phí về môi trường, xã hội.

b) Rà soát, nghiên cứu chính sách thu tiền thuê đất theo hướng khuyến khích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, đơn giản hóa việc xác định mức thu và tổ chức thu nộp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Mở rộng phạm vi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất theo hướng áp dụng đối với tất cả các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm. Sửa đổi các phương pháp dòng tiền chiết khấu (thu nhập, chiết trừ, thặng dư) và điều kiện áp dụng cụ thể khi xác định giá đất, bảo đảm nguyên tắc giá đất được xác định phù hợp với thị trường.

c) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về góp vốn bằng đất thuê của Nhà nước và tài sảngắn liền với đất thuê để xác định đầy đủ giá trị quyền thuê đất, tài sản theo thị trường; trường hợp thành lập pháp nhân mới thì pháp nhân mới chỉ được Nhà nước cho thuê đất trong thời gian góp vốn. Thực hiện đấu thầu lựa chọn đối tác để góp vốn liên doanh, liên kết đối với doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản.

d) Xác định đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

đ) Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.

e) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nghĩa vụ tài chính đất đai, tài nguyên của tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, tránh thất thoát.

9. Về hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công:

a) Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

- Xây dựng Đề án nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm từng bước có đủ thông tin tổng hợp và chi tiết về các loại và từng tài sản công, phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài sản công, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, Bộ Tài chính trực tiếp xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và Cơ sở dữ liệu thành phần đối với các loại tài sản công hiện chưa có cơ sở dữ liệu riêng.

- Hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và việc trao đổi thông tin để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công đối với các loại tài sản công đã có cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Không xây dựng cơ sở dữ liệu mới khi đã có cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Nghiên cứu, thí điểm xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thực hiện các giao dịch về tài sản công trực tuyến, bảo đảm cải cách hành chính, công khai, minh bạch.

b) Các Bộ, ngành, địa phương được giao xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản công chuyên ngành có trách nhiệm bảo đảm kết nối được với thông tin về tài sản công.

c) Các Bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kê khai, đăng nhập thông tin về tài sản công đầy đủ, kịp thời vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?