Lộ tung tích cựu vương Tây Ban Nha sau tuyên bố sống lưu vong

Cựu vương Tây Ban Nha Juan Carlos.
Cựu vương Tây Ban Nha Juan Carlos.
(PLVN) - Cung điện hoàng gia Tây Ban Nha tuần qua xác nhận cựu vương Tây Ban Nha Juan Carlos I hiện đang ở Abu Dhabi - Thủ đô Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Theo truyền thông nước này, ông Juan Carlos đang lưu trú tại một khách sạn sang trọng ở sau khi rời Tây Ban Nha để sống lưu vong.

Cuộc ra đi tốn giấy mực

Tờ ABC của Tây Ban Nha ngày 8/8 cho biết, ngày 3/8, một máy bay tư nhân trên đường từ Paris, Pháp đến Abu Dhabi đã dừng lại ở thành phố Vigo, tây bắc Tây Ban Nha để đón ông Juan Carlos cùng 4 nhân viên an ninh và một người không được nêu tên.

Khi đến sân bay Al Bateen của Abu Dhabi, cựu Vương Tây Ban Nha và đoàn tùy tùng lên máy bay trực thăng đến khách sạn Emirates Palace thuộc sở hữu của chính phủ UAE. Một người phát ngôn của Hoàng gia Tây Ban Nha sau đó đã lên tiếng xác nhận thông tin trên, cho biết đã được ông Juan Carlos thông báo về việc bản thân đang ở UAE.

Trước đó, hôm 3/8, cựu vương Tây Ban Nha thông báo ông sẽ rời khỏi vương quốc đến một nơi không xác định để tránh khả năng những vấn đề cá nhân của ông làm lu mờ triều đại của con trai - Quốc vương Felipe.

Sau khi thông tin này được đưa ra, một số nguồn tin cho biết, vị cựu Vương đã tới ở một khu nghỉ dưỡng sang trọng tại Dominica hoặc một khu vực thuộc Bồ Đào Nha - nơi ông đã sống phần lớn thời trai trẻ. Song, phản hồi thông tin trên, giới chức ở cả Dominica và Bồ Đào Nha đều khẳng định không hay biết về việc cựu vương Juan Carlos đến đây.

Ông Juan Carlos đăng quang năm 1975 sau cái chết của Tướng Francisco Franco và trở thành một trong những vị vua nổi tiếng nhất của châu Âu. Ông được xem là người đã đưa đất nước Tây Ban Nha từ chế độ độc tài đến với nền dân chủ và ngăn chặn thành công âm mưu đảo chính vào năm 1981. Cùng với đó, ông cũng được đánh giá là có công để đưa đất nước Tây Ban Nha ngày càng phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2010, một loạt những vụ bê bối nổ ra đã làm vấy bẩn hình ảnh của ông ta. 

Tháng 6/2014, Vua Juan Carlos bất ngờ thông báo thoái vị vào năm 2014 và xin lui về Cung điện Hoàng gia của nhà vua bán đảo Iberia. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong thông báo về việc thoái vị cho biết, vua Juan Carlos tin rằng đây là thời điểm tốt nhất cho sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Vì vậy, quyết định của ông là hết sức bình thường dù có gây bất ngờ cho người dân trong nước và thế giới. Ngai vàng sau đó được nhường cho con trai của Vua Juan Carlos là Thái tử Felipe.

Trong một chương trình truyền hình trực tiếp do Tây Ban Nha thực hiện một thời gian sau, cựu Vương Juan Carlos đã giãi bày với người dân xứ sở bò tót những lí do tuyên bố thoái vị. Trong đó, ông ta cho hay, quyết định thoái vị sau 40 năm cầm quyền đã mang lại cho ông một “cảm xúc tuyệt vời” bởi thế hệ mới của đất nước tây nam châu Âu cần phải được đặt lên hàng đầu.

“Giới trẻ với nguồn năng lượng mới thực sự rất cần thiết cho những kế hoạch thực hiện cải cách nước Tây Ban Nha hiện tại”, vua Juan nói với khán giả và bày tỏ lòng biết ơn đến những người dân cả nước đã luôn ủng hộ ông.

Tuy nhiên, truyền thông sở tại tiết lộ, việc từ chức của Vua Juan Carlos diễn ra sau khi ông ta hứng chịu nhiều lời chỉ trích sau khi tham gia một chuyến đi săn tốn kém ở Châu Phi khi đang làm chủ tịch của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF).

Người dân trong nước cho rằng nền kinh tế nước nhà đang hết sức khó khăn với các cuộc suy thoái và oằn mình thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhưng vua Juan vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để phục vụ thú vui xa xỉ của mình. Ngoài ra, thời điểm đó, con gái của nhà vua Juan là công chúa Cristina và con rể Iñaki Urdangarin cũng bị điều tra với cáo buộc liên quan đến một vụ án tham nhũng.

Những bê bối bủa vây

Việc rời đi của cựu vương Tây Ban Nha diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ông có liên quan đến hành vi tham nhũng và trốn thuế. Trước đó, tòa án tối cao Tây Ban Nha hồi tháng 6 đã mở một cuộc điều tra về vai trò của ông Juan Carlos trong vụ việc được cho là có thể tiềm ẩn việc lại quả liên quan đến dự án tàu cao tốc trên sa mạc ở Ả Rập Xê Út được triển khai sau khi vua Juan Carlos thoái vị vào năm 2014.

Trước đó, tờ La Tribune de Geneve của Thụy Sỹ đưa tin ông Juan Carlos đã nhận được 100 triệu USD từ cố Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah. Sau đó, nhà vua đã gửi 65 triệu euro trong số tiền nhận được cho nữ doanh nhân gốc Đan Mạch Corinna zu Sayn-Wittgenstein-Sayn - người mà ông có mối quan hệ thân thiết.

Trang tin El Confidencial đã công bố các tài liệu cho thấy tiền từ nhà vua Ả Rập Xê Út đã được gửi tới trong một tài khoản của ngân hàng Thụy Sĩ Mirabaud do một công ty của Panama có tên Lucum nắm giữ, trong đó Juan Carlos là chủ sở hữu thực sự và người kế vị của ông là Vua Felipe hiện tại giữ vị trí giám đốc.

Trang web trên đã công bố các biên lai cho thấy các khoản rút tiền mặt thường xuyên hàng trăm nghìn euro, trong đó có chữ ký của ông Juan Carlos. Văn phòng công tố Thụy Sĩ đang điều tra việc chuyển khoản cho bà zu Sayn-Wittgenstein-Sayn.

Theo bà này, số tiền trên là một món quà. Sau khi những thông tin liên quan đến các khoản thanh toán của Ả Rập Xê Út bắt đầu xuất hiện vào mùa xuân vừa qua, Vua Felipe VI - con trai của Juan Carlos và là nhà vua đương nhiệm của Tây Ban Nha - đã tuyên bố rằng sẽ cắt khoản trợ cấp nhà nước chính thức gần 200.000 euro (237.000 USD) mỗi năm của cha mình.

Thông qua luật sư của mình, cựu vương 82 tuổi từng nhiều lần từ chối bình luận về các cáo buộc tham nhũng kể trên. Tuy nhiên, cả cựu quốc vương Juan Carlos và Quốc vương Felipe đều phải chịu áp lực buộc họ phải có hành động để bảo vệ chế độ quân chủ. Cho đến nay, ông Juan Carlos chưa bị truy tố về các sự kiện đã xảy ra trong thời kỳ trị vì của ông.

Vua Felipe vào ngày 15/3 vừa qua đã tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ quyền thừa kế từ cha mình. Vào thời điểm đó, nhà vua Tây Ban Nha cho hay, vào năm ngoái, ông biết được rằng mình sẽ là người thụ hưởng của một quỹ nước ngoài có tên Lucum.

Tuy nhiên, ông đã nói với cha mình răng bản thân sẽ không nhận bất kỳ lợi ích nào từ quỹ này. Nhà vua hiện tại của Tây Ban Nha Felipe cũng có tên là người thụ hưởng tiềm năng của quỹ thứ hai có tên Zagatka. Về thông tin này, Vua Felipe nói rằng ông không biết về quỹ đó, nhưng nếu trở thành một người thụ hưởng, ông cũng sẽ từ bỏ nó. Vua Juan Carlos cũng khẳng định nói rằng bản thân chưa bao giờ cung cấp cho Felipe bất kỳ thông tin nào về hai quỹ. 

Sự ra đi bất ngờ của cựu quốc vương vào đầu tháng 8 này khiến cho người dân Tây Ban Nha chia rẽ về việc liệu ông có nên ở lại để đối mặt với công lý hay không. Các luật sư của Juan Carlos khẳng định ông ta sẽ hoàn toàn hợp tác với các nhà chức trách Tây Ban Nha trong bất kỳ cuộc điều tra nào dù nhiều người chỉ trích cáo buộc ông ta trốn tránh hệ thống tư pháp của Tây Ban Nha. Tây Ban Nha và UAE có hiệp ước dẫn độ, được ký kết vào năm 2010 bởi chính ông Juan Carlos. 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.