1500 trẻ nhỏ được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí tại Hòa Bình
(PLO) - Hai ngày 24/10 và 25/10/2015 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra hoạt động khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí. Chương trình phối hợp với Trung tâm tim mạch bệnh viện E thực hiện.
Trong tổng số 1500 bệnh nhân đến khám, đã phát hiện 76 cháu có vấn đề về tim, trong đó có 24 trường hợp chỉ định điều trị nội trú, 12 trường hợp chỉ định thực hiện can thiệp và 40 trường hợp chỉ định phẫu thuật tim hở.
Giáo Sư Lê Ngọc Thành Giám đốc bệnh viện E chia sẻ: “Tỷ lệ các cháu được phát hiện mắc bệnh tim trong đợt khám sàng lọc tại Hòa Bình khá cao và nhiều cháu bệnh đã rất nặng. Chúng tôi rất mong chương trình Trái tim cho em cũng như các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để các cháu được chữa trị sớm nhất”.
Thực tế, hầu hết những gia đình đưa con em đến tham gia đợt khám sàng lọc miễn phí lần này đều có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định, nhiều cháu là trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi do tục lệ ngủ thăm của các dân tộc của Hòa Bình. Nếu không được hỗ trợ kinh phí, các cháu sẽ tiếp tục phải sống chung với căn bệnh tim nhiều rủi ro, do gia đình không có cách nào xoay sở được chi phí phẫu thuật đến hàng chục triệu đồng.
Được biết, Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc có 11 huyện trong đó có nhiều huyện khó khăn như Đà Bắc, Cao Phong, Mai Châu, Yên Thủy. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh…
Kết quả khảo sát sơ bộ cũng như từ thực tế của đợt khám sàng lọc cho thấy, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không được chữa trị do gia đình không có kinh phí. Thông qua đợt khám sàng lọc này nhiều cháu đã được phát hiện kịp thời và có được hy vọng chữa trị.
Bé Bàn Thị Mỹ Ngọc - dân tộc Dao (xóm Ang, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc), ko có bố, mẹ đi lấy chồng để con lại cho ông bà ngoại nuôi, bé được phát hiện bị tim bẩm sinh qua đợt khám sàng lọc tim bẩm sinh tại Hòa Bình
Hiện nay, hoạt động khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em nghèo tại các địa phương đã trở thành hoạt động thường xuyên của chương trình “Trái tim cho em”. Từ năm 2011 tới nay đã có hơn 20.000 trẻ em tại các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Giang, Gia Lai, Đồng Nai, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Ninh Thuận, An Giang,Cần Thơ, Hậu Giang… được khám sàng lọc, phát hiện gần 500 trường hợp bị tim bẩm sinh.
Tiếp theo hoạt động khám sàng lọc tại Hòa Bình đầu tháng 11/2015 chương trình Trái tim cho em sẽ tiếp tục phối hợp với bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai đến với trẻ em nghèo các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang vào 2 ngày 7 và 8/11/2015.
Cháu bé Triệu Văn Hiệp dân tộc Dao, được chuẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh khi mới chào đời được 1 tháng, cậu bé được bố mẹ đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương nhưng chưa có tiền phẫu thuật lại phải đưa con về. Giờ con đã 4 tháng với vỏn vẹn 6kg, dự kiến chi phí mổ cho con là 40 triệu nhưng với đồng lương ít ỏi làm thợ hồ, mong muốn chữa bệnh cho cháu Hiệp ko biết ngày nào mới thành sự thật. Cần lắm những tấm lòng...
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...
(PLVN) - Ngành y tế Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp với căn bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại Congo.
(PLVN) - Ngày 9/12, Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls thông báo hơn 300 lọ mẫu virus chết người đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở tiểu bang Queensland, Australia, vào năm 2021.
(PLVN) - Tọa đàm “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, từ đó tìm ra giải pháp giúp thanh niên nói chung, sinh viên nói rêng tự bảo vệ mình trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá.
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.