14 năm thảm họa tàu ngầm nguyên tử Kursk

Xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001
Xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001
(PLO) - Ngày 12/8/2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Liên bang Nga bị đắm dưới biển Baren, đem theo sinh mạng của toàn bộ 118 thủy thủ. Đây là sự kiện gây chấn động, là nỗi đau thương của cả nước Nga và toàn thế giới. 
Tàu ngầm nguyên tử Kursk hạ thủy năm 1994, được biên chế vào Hạm đội Phương Bắc năm 1995. Kursk là một trong những tàu tối tân và hiện đại nhất của Hải quân Nga thời bấy giờ. Tàu dài 154 mét, cao 4 tầng, rộng 18,2 mét, trọng tải 23.860 tấn; tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lý, chạy trên mặt nước 32 hải lý, lặn sâu tối đa 500m và có thể hoạt động độc lập 120 ngày. 
Kursk là loại tàu ngầm lớn thứ 3 của thế giới. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm có cánh dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến trên mặt nước, có hiệu quả trong khoảng cách 500km. Ngoài ra, Kursk còn được trang bị 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi đa năng có thể tự tiêu diệt mục tiêu đối phương trong khoảng 50-80km; hai máy phóng ngư lôi cỡ 650mm và bốn máy phóng cỡ 533mm dùng để phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn như RPK-2 Viyuga hay RPK-7 Vorobei với tầm bắn từ 45km đến 120km. 
Nhiệm vụ chính của Kursk là theo dõi các tàu sân bay của đối phương ngoài đại dương. Chiếc tàu này từng có thành tích theo dõi, giám sát thành công Hạm đội 6 của Mỹ tại biển Địa Trung Hải trong chiến tranh Nam Tư năm 1997. Vậy vì sao một trong những con tàu ngầm hiện đại này lại bị tai nạn. Vụ nổ được cho là một trong những tai nạn thảm khốc nhất đối với lực lượng hải quân Nga.
Thảm họa diễn ra vào ngày 12/8/2000 khi tàu tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc và bị đắm ở độ sâu 108m dưới đáy biển Baren. Mọi công tác cứu hộ đều không đem lại kết quả, 118 thuỷ thủ và sĩ quan trên tàu Kursk đều thiệt mạng.
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về tai nạn của chiếc tàu ngầm hạt nhân tối tân Kursk như việc quả ngư lôi phát nổ là do có lỗi trong phần thiết kế hay Nga đã vi phạm những quy định bảo dưỡng và cất giữ vũ khí... 
Tuy nhiên, theo kết luận cuối cùng của Ủy ban Điều tra của Chính phủ Nga, nguyên nhân của vụ chìm tàu là do một vụ nổ xảy ra trong khi tàu đang chuẩn bị phóng thủy lôi. Vụ nổ đầu tiên đã tạo ra sức nóng kích hoạt các đầu đạn trên thủy lôi khiến một loạt các vụ nổ lớn khác xảy ra sau đó, đánh đắm con tàu.
Các nhà điều tra khẳng định vụ nổ thứ nhất xảy ra do hợp chất hyđrô rò rỉ từ những vết nứt nhỏ bên ngoài vỏ quả ngư lôi. Vụ nổ tương đương 100 - 200kg thuốc nổ TNT, tạo ra chấn động 2,2 độ richter. Ngay lập tức, tàu Kursk chìm xuống độ sâu 108 mét. Sau 135 giây, tiếp tục có loạt vụ nổ thứ hai tương đương 3 - 7 tấn thuốc nổ TNT, chấn động đo được là 3,5 - 4,4 độ richter. Và tàu Kursk đã bị hư hại nặng sau loạt vụ nổ này.
Ngày 22/8/2000, Tổng thống Nga V. Putin đã ra Sắc lệnh tuyên bố ngày 23 tháng 8 là ngày Quốc tang của Nga để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hy sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk. Theo Sắc lệnh của Tổng thống, ngày 23/8, trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga sẽ treo cờ rủ, các cơ quan văn hóa và các hãng truyền hình ngừng mọi hoạt động và chương trình vui chơi giải trí.  
Cả thế giới cùng chia sẻ tổn thất quá lớn này với đất nước, với người thân của thủy thủ đoàn. Có thể nhìn thấy chân dung các thủy thủ Kursk trên tường những ngôi nhà ở Venezia (Italia). Một nhà thơ Trung Quốc cũng đã viết bản trường thi “Khúc ai điếu Kursk”. Ở Hà Lan đã dựng vở kịch, trong đó nêu danh tính toàn thể các thủy thủ Nga đã hy sinh. Tại London, một tác phẩm sân khấu ca ngợi lòng can đảm của các chiến sĩ Nga cũng đã được dàn dựng. 
Kể từ thảm họa Kursk, quan điểm của Chính phủ Nga đối với Hải quân đã thay đổi. Chính phủ Nga đã tăng đầu tư cho lực lượng Hải quân và nâng cấp cho lực lượng này, trong đó có hạm đội tàu ngầm. Tàu ngầm hạt nhân được coi là một trong những vũ khí sắc bén nhất của lực lượng quốc phòng Nga.
Cho đến nay, vẫn có nhiều giả thuyết mới được nêu ra về nguyên nhân tai nạn. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, những thủy thủ trên con tàu ngầm đã hoàn thành nhiệm vụ đến giây phút cuối cùng. 14 năm đã trôi qua, nhưng người dân Nga vẫn nhớ đến họ như những vị anh hùng của Tổ quốc. 

Đọc thêm

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.