Hé lộ quy trình đào tạo chiến binh mạng của Triều Tiên

Hé lộ quy trình đào tạo chiến binh mạng của Triều Tiên
(PLO) - Khi Mỹ cho rằng Triều Tiên là bên đứng sau vụ xâm nhập mạng nghiêm trọng vào hãng Sony, nhiều thông tin về quy trình đào tạo đội ngũ tin tặc, có nhiệm vụ "tấn công mạng chống lại nước ngoài và các quốc gia thù địch" của Bình Nhưỡng đã được những người trốn khỏi Triều Tiên hé lộ.
Tuyển chọn học sinh ưu tú, đào tạo sát sao và cử đi hoạt động tại nước ngoài, Triều Tiên được cho là đã dốc sức đầu tư vào đội ngũ tin tặc để tạo ra một lực lượng hùng hậu, có thể sánh ngang các cường quốc công nghệ thông tin.
Tuyển chọn
Ông Kim Heung-kwang là một giáo sư khoa học máy tính đã trốn khỏi Triều Tiên. Ông từng đào tạo tân binh cho các đơn vị chiến tranh mạng của Triều Tiên tại Đại học Máy tính Hamheung và Đại học Cộng sản Hamheung trong suốt 19 năm.
Ông Kim cho biết những học sinh đứng đầu lớp ở một số trường tiểu học trên toàn quốc, và những em giỏi toán cùng khoa học được lựa chọn để theo học tại trường tuyển Geumseong 1 và 2 ở Bình Nhưỡng. Hệ thống giáo dục ở Triều Tiên gộp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông thành một chương trình 6 năm.
"Có một hệ thống tuyển dụng thần đồng theo mô hình kim tự tháp, nơi những đứa trẻ thông minh từ khắp nơi trên đất nước như các học sinh giỏi toán, mã hóa và có kỹ năng phân tích hàng đầu, được tập hợp tại Geumseong", ông nói.
Khi tốt nghiệp, các em sẽ được gửi đến học tại một trong những trường công nghệ hàng đầu gồm Đại học Quân sự Kim Il-sung, Đại học Tự động hóa Chỉ huy, Đại học Công nghệ Kim Chaek, Đại học Moranbong và những trường khác tại Bình Nhưỡng cùng Hamheung.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thường xuyên được chụp ảnh đến thăm các trường này, nhưng việc liệu ông có kỹ năng xâm nhập mạng hay không vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, ông được cho là "say mê" trò chơi điện tử khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vì vậy ông có thể khá am hiểu máy tính.
Đào tạo
Ông Jang Se-yul từng là tin tặc của "đơn vị tự động hóa" thuộc quân đội Triều Tiên, nơi ông đưa các chiến lược hoạt động quân sự vào dữ liệu máy tính và thu thập thông tin tình báo về chiến thuật của đối phương. Ông Jang tốt nghiệp ngành tự động hóa chỉ huy ở Đại học Mirim, một trong những đại học công nghệ hàng đầu của Triều Tiên. Ông đào thoát khỏi nước này vào năm 2008.
"Khi tôi còn là một sinh viên ở đại học Mirim, giáo sư tại Học viện Quân sự Frunze, Nga được mời sang để giảng dạy. Khi đó, cả trường chỉ có một, hai chiếc máy tính. Chúng tôi không được sử dụng máy tính nhiều và chủ yếu tập trung học cách viết chương trình, lý thuyết và nguyên tắc cơ bản của khoa học máy tính. Cho đến khi tốt nghiệp, không ai trong số chúng tôi có kinh nghiệm sử dụng máy tính thực tế", ông Jang kể lại.
Máy tính bắt đầu được trang bị tại nhiều trường trung học cho những sinh viên tài năng vào năm 1990, kể từ đó, học viên tại Mirim có được một số kinh nghiệm thực tế với máy tính, ông nói thêm.
Tính đến năm 2007, các loại máy tính được sử dụng tại các trường này và và các trường đại học hạng trung là dòng Pentium 4. Các máy tính cao cấp hơn được lắp đặt tại những đại học danh tiếng như Mirim, Đại học Kỹ thuật Quân sự Amrokgang, Quốc Đại học Quốc phòng, và Đại học Công nghệ Máy tính Bình Nhưỡng. Nhưng điều kiện ở tất cả cơ sở này đều thua kém so với Hàn Quốc.
Theo ông Jang, sinh viên phải học 6 ca học dài 90 phút mỗi ngày. Họ nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành khác nhau, từ C cho đến Linux. Họ cũng dành ra nhiều thời gian để "mổ xẻ" các chương trình của Microsoft, như hệ điều hành Windows, và làm thế nào để tổng tấn công  hệ thống công nghệ thông tin của các nước đối thủ như Mỹ hay Hàn Quốc.
Sinh viên tốt nghiệp trường Mirim được phân bổ vào các đơn vị chiến tranh mạng để thực hiện các vụ tấn công
Sinh viên tốt nghiệp trường Mirim được phân bổ vào các đơn vị chiến tranh mạng để thực hiện các vụ tấn công
Nhưng nguyên tắc cốt lõi đặt ra cho các tin tặc là phải phát triển được chương trình xâm nhập và virus máy tính của riêng mình mà không cần dựa vào chương trình do các nước khác xây dựng . Ông Jang tin rằng tin tặc của Triều Tiên có năng lực tốt như những lập trình viên hàng đầu tại Google hay CIA, và có thể còn xuất sắc hơn. "Đặc biệt là trong lập trình, tôi tự tin rằng họ giỏi hơn vì họ đã đầu tư từ lâu," ông nói.
Hoạt động
Sinh viên tốt nghiệp trường Mirim được phân bổ vào các đơn vị chiến tranh mạng để thực hiện các vụ tấn công, nghiên cứu và phát triển các phương pháp xâm nhập như tấn công từ chối dịch vụ, khiến các máy tính mục tiêu tê liệt.
Đơn vị 121 hay Cục 121 có nhiệm "tấn công mạng chống lại nước ngoài và các quốc gia thù địch" và được suy đoán có khoảng 1.800 tin tặc. Đơn vị nằm ở khu vực Moonshin-dong của Bình Nhưỡng từ năm 2010, trực thuộc Tổng cục Trinh sát, cơ quan tình báo hàng đầu của Triều Tiên.
"Tôi và các bạn cùng lớp ban đầu nghĩ rằng tất cả những kiến thức được học chỉ là để nghiên cứu, chứ không nhằm mục đích tấn công. Chỉ sau khi tốt nghiệp và được phân về đơn vị, tôi mới hiểu tại sao tôi được dạy những kỹ năng như vậy. Vào thời điểm đó, nhiều sinh viên từ Mirim cùng các viện và trường công nghệ khác đều đã được cử đi hoạt động ở nước ngoài", ông Jang nói.
Tổng cục Trinh sát Tiều Tiên điều các tin tặc đến hoạt động bí mật tại Trung Quốc, Nga và thậm chí cả châu Âu, dưới vỏ bọc những "nhà lập trình" muốn học hỏi về việc phát triển các chương trình thương mại mới, có thể bán để kiếm về nguồn ngoại tệ cho nước mình. Họ luân phiên lực lượng tại nước ngoài một hoặc hai năm một lần. Những người đã về nước sẽ tiếp tục nghiên cứu", ông Jang cho biết.
"Nhưng nhiệm vụ thực tế của họ là phát triển các chương trình tấn công nhằm vào một số khu vực được định sẵn. Ví dụ như, những  người được gửi đến châu Âu được giao nhiệm vụ tấn công các nước NATO", ông giải thích mà không nói rõ các tin tặc được triển khai đến quốc gia nào.
"Đối với họ, vũ khí mạnh nhất là mạng", ông Jang nói, "Tại Triều Tiên, nó được gọi là Chiến tranh Bí mật".
Sức mạnh của đội ngũ chiến binh mạng Triều Tiên trở thành chủ đề nóng của truyền thông, khi Bình Nhưỡng được cho là bên đứng đằng sau vụ tấn công vào hãng phim Sony, nhằm phản đối bộ phim hài giả tưởng "The Interview" mang nội dung ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Một báo cáo của Hewlett Packard, tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia của Mỹ, công bố hồi đầu năm nay nhận định "nhóm tin tặc hàng đầu của Triều Tiên có tên Đơn vị 121 hoặc Cục 121, là cơ quan mạng lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau các cơ quan mạng của Nga và Mỹ". Jang Se-yul, người trốn khỏi Triều Tiên cách đây 7 năm nói với CNN rằng cơ quan này có nhiệm vụ "tấn công mạng chống lại nước ngoài và các quốc gia thù địch".
Theo một báo cáo về các mối đe dọa không gian mạng do chuyên gia tình báo Mỹ Steve Sin viết vào năm 2009, Cục 121 có căn cứ tại khách sạn Chilbosan, ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Từ đó, đơn vị này khởi động các cuộc tấn công nhằm vào các nước khác. Theo The Daily Beast, khách sạn 164 phòng này được mở qua liên doanh Triều Tiên và Trung Quốc. Nó được quảng cáo là một lựa chọn tốt cho "cả doanh nhân và du khách".
Một người trốn khỏi Triều Tiên tuyên bố khách sạn này đã được sử dụng làm căn cứ cho Cục 121 ít nhất là cho đến năm 2004. Hiện không rõ nơi đây có còn được các tin tặc Triều Tiên lui tới nữa hay không.
Một khách sạn quốc tế khác cũng được cho là dính líu đến nhóm tin tặc của Triều Tiên. Tờ Japan Times dẫn một nguồn tin am hiểu cuộc điều tra đưa tin khách sạn sang trọng St. Regis ở Bangkok, Thái Lan, có liên quan đến việc phát tán các email bị đánh cắp từ hãng Sony.
Tuy nhiên, nguồn tin này chưa thể thể xác nhận được vụ đánh cắp tài liệu được thực hiện từ một phòng của khách sạn, một khu vực công cộng như sảnh, hay hoặc một địa điểm khác. Địa chỉ IP của khách sạn St.Regis cũng có thể được truy cập từ xa khi các tin tặc muốn che đậy dấu vết. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.