Dự thảo nội quy phiên tòa: Đòi xuất trình thứ không hề có

Các nhà báo tác nghiệp tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng
Các nhà báo tác nghiệp tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng
(PLO) - Theo Dự thảo Thông tư nội quy phiên tòa, muốn được tham dự phiên tòa, ngoài điều kiện được sự đồng ý của Chánh án Tòa án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, các nhà báo còn phải xuất trình Thẻ nhà báo, Thẻ phóng viên. Quy định này đã chứng tỏ Tòa án chưa hiểu rõ về Luật Báo chí, bởi theo quy định hiện hành, không có Thẻ phóng viên.
Trước hết phải khẳng định, trong quá trình tác nghiệp, các nhà báo phải chấp hành pháp luật, các quy tắc nghề nghiệp, quy chuẩn về đạo đức của người làm báo. Nhưng ngược lại, các cơ quan chức năng cũng phải tạo điều kiện để báo chí tác nghiệp.
Ngay tại Điều 2 Luật Báo chí có nêu:  “... Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động…”. 
Cả nước chỉ có một loại thẻ nhà báo
Theo quy định, hiện chỉ có Thẻ nhà báo là thẻ hành nghề duy nhất, không có Thẻ phóng viên. Việc Toà yêu cầu có Thẻ phóng viên mới được quyền dự phiên tòa để đưa tin đã khiến người dân băn khoăn về sự am hiểu pháp luật của quan toà.
Để được cấp Thẻ nhà báo, các phóng viên phải có thời gian công tác liên tục tại một cơ quan báo chí trong vòng ba năm trở lên và không bị vi phạm kỷ luật. Theo đề xuất tại Dự thảo, tất cả phóng viên, nhà báo nếu chưa có Thẻ sẽ bị cấm cửa trước các phiên toà. 
Đây là một số lượng không nhỏ phóng viên mới vào nghề và việc trẻ tuổi nghề hoàn toàn không phải là lý do để bị tước quyền tham dự phiên toà.
Điều nào hoàn toàn trái với nguyên tắc xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự mà không phải xuất trình một giấy tờ gì. Với quy định này có thể hiểu: Nhà báo -  “công dân đặc biệt” -  đang bị hạn chế quyền tham dự phiên toà. Một quy định rất nguy hiểm cho công tác cải cách tư pháp hiện nay. 
Đồng ý bằng cách nào?
Một vấn đề khác cũng đang khiến dư luận băn khoăn, đó là TANDTC yêu cầu các nhà báo, phóng viên phải “được sự đồng ý” của Chánh án hoặc thẩm phán, nhưng lại không nói rõ hình thức của sự “đồng ý” này là gì? Bằng miệng hay bằng chữ ký xác nhận trên Giấy giới thiệu của nhà báo, phóng viên; hay đơn thuần chỉ là cuộc điện thoại đến Chủ tọa của phiên tòa mà nhà báo muốn tham dự? 
Ví dụ, trường hợp Chánh án chỉ đồng ý bằng miệng nhưng sau đó khi đến dự phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa lại đòi xuất trình bằng chứng của sự đồng ý này thì chắc các nhà báo, phóng viên chỉ còn nước… đi về.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, để giữ vững trật tự phiên tòa cũng như đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của báo chí, những nội dung nêu tại Khoản 5 Điều 2 của Dự thảo chỉ dành cho những phiên tòa hạn chế người tham dự (các phiên tòa xét xử vụ án mà ảnh hưởng đến bí mật đời tư hoặc bí mật quốc gia...). 
Nội quy phiên tòa không nên đòi hỏi các nhà báo, phóng viên quá nhiều điều kiện, thay vào đó chỉ cần họ trình Thẻ nhà báo (nếu chưa có Thẻ nhà báo thì trình Giấy giới thiệu) cho Thư ký phiên tòa trước khi Tòa xét xử chừng 10-15 phút là được. 
* Cớ gì lại buộc nhà báo, phóng viên phải xin phép?
Việc TANDTC yêu cầu các nhà báo muốn được dự phiên tòa để đưa tin  ngoài sự đồng ý của Chánh án hoặc chủ tọa phiên tòa và phải có Thẻ nhà báo là không phù hợp quy định của Luật Báo chí và Nghị định 51/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành. 
Điều 8 Nghị định 51 quy định nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức… thu thập thông tin, làm nghiệp vụ báo chí, và: “Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo”. Không những vậy, Khoản 3 Điều 8 Nghị định này còn nêu rõ: nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai… theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà báo có quyền tác nghiệp khi xuất trình Thẻ nhà báo để chứng minh tư cách của mình chứ không phải để xin phép và chờ được cấp phép. Suy rộng ra, quy định tại Dự thảo vừa không phù hợp pháp luật, vừa bất khả thi. 
Luật sư Nguyễn Hữu Cường - Đoàn Luật sư tỉnh Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.