Nhà báo dự tòa phải xin phép trước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nếu dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND được thông qua thì ngoài điều kiện có Thẻ, nhà báo tác nghiệp tại Tòa còn phải xin phép và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Quy định này làm hạn chế quyền tác nghiệp đúng pháp luật của báo chí.
Trước đó, PLVN đã có loạt bài phản ánh về những mâu thuẫn và bất cập tại các quy định trong dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND, trong đó có quy định: các nhà báo, phóng viên khi khi âm, ghi hình tại phiên tòa phải được sự cho phép bằng văn bản của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án. 
Mới đây, tại cuộc họp báo cáo thẩm tra dự thảo Pháp lệnh trên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã không tán thành nhiều quy định trong dự thảo này và cho rằng dự thảo hiện có nhiều điều khoản chưa phù hợp, trái với các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Báo chí... Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như chỉnh sửa, bổ sung các nội dung tại dự thảo cho phù hợp các quy định hiện hành để trình vào dịp khác.
Thủ tục mang nặng cơ chế xin - cho
Thế nhưng, mới đây TANDTC lại đề xuất việc nhà báo tham dự phiên tòa phải được sự cho phép của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Tại dự thảo Thông tư ban hành Nội quy phiên tòa, cơ quan này ghi: “Các nhà báo, phóng viên được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình Thẻ nhà báo, Thẻ phóng viên cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa;... tuân thủ đúng các quy định của Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành”. 
Không giống những cá nhân tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng, người bào chữa, thân nhân của bị cáo, người bị hại là những người có liên quan đến tố tụng... các nhà báo, phóng viên có mặt tại phiên tòa là để thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình. Họ hoạt động theo đặc thù nghề nghiệp đã được quy định tại Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành. Và một trong những quyền cơ bản của nhà báo khi tác nghiệp tại tòa là được quay phim,chụp ảnh, ghi âm... 
Cụ thể, Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí nêu rõ: “Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật”. 
Có thể nói, quy định này đã tạo ra một rào cản mang nặng thủ tục hành chính và cơ chế xin - cho, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp bình thường của báo chí.
Công dân không xin, nhà báo phải xin
Không chỉ đòi hỏi phải “được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa”, dự thảo của TANDTC còn yêu cầu các nhà báo, phóng viên phải có thêm điều kiện: xuất trình Thẻ nhà báo, Thẻ phóng viên. 
Với ghi nhận của dự thảo, tất cả những phóng viên, nhà báo chưa có thẻ sẽ bị “cấm cửa” trước các phiên tòa. Điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự mà không phải xuất trình một giấy tờ gì. Với quy định này có thể hiểu ngược lại là nhà báo là loại “công dân đặc biệt” bị hạn chế quyền tham dự phiên tòa.
Dự thảo chỉ quy định một phía về trách nhiệm trình giấy và có cả thời gian trước khi khai mạc 15 phút với nhà báo nhưng không có ghi nhận nào về trách nhiệm của Tòa trường hợp nào cho phép, trường hợp nào không. Nghĩa là “quan Tòa” có quyền đòi hỏi đội ngũ báo chí quá nhiều điều kiện trong khi bản thân mình lại không có nghĩa vụ và trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp. 
Không chỉ vậy, TANDTC còn yêu cầu nhà báo, phóng viên phải “tuân thủ đúng các quy định của Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành”. Thế thì một câu hỏi ngược lại: Tòa yêu cầu đội ngũ nhà báo phải tuân thủ các quy định trên, vậy sao Tòa lại không tiên phong tuân thủ pháp luật trước? Bởi về vấn đề này, Luật Báo chí đã quy định rõ: “không ai được cản trở nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. 
Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất “Để tạo sự công bằng, giúp phóng viên, nhà báo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thì TANDTC cũng nên có Điều khoản quy định mức phạt đối với những hành vi cản trở phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa”.
Cho dự hay không tùy ngẫu hứng
Nhìn vào quy định này có thể dễ dàng nhận ra: TANDTC đang tự cho mình một đặc quyền, đó là quyền “đồng ý” hay “không đồng ý” cho các nhà báo, phóng viên được tham dự phiên tòa. Vậy trường hợp, vì có “ác cảm” với nhà báo hoặc phóng viên nào đó mà Chánh án hoặc chủ tọa cố ý gây khó dễ, không cho họ tham dự phiên tòa (không cần biết lý do) thì vị Chánh án hoặc thẩm phán này sẽ bị xử lý ra sao? 
Nhiều ý kiến cho rằng, với quy định này thì Tòa án đang “một mình một sân”, còn các nhà báo, phóng viên - những người cũng đang thi hành công vụ (bằng cách đưa tin, ghi âm, ghi hình...) bị đẩy vào thế hoàn toàn bị động, mặc dù họ tác nghiệp theo đúng Luật Báo chí. 
Việc hạn chế quyền tham dự và tác nghiệp trong phiên tòa sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do báo chí, mà ở mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến tính minh bạch của tòa án và nguyên tắc xét xử công khai.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.