Nước giải khát không cồn ở Việt Nam như “công chúa ngủ trong rừng”?

Trong những năm gần đây, các hãng đua  nhau cho “ra lò” thêm nhiều sản phẩm mới,  đa dạng, chứng minh về sự lớn mạnh của  ngành nước giải khát Việt Nam
Trong những năm gần đây, các hãng đua nhau cho “ra lò” thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng, chứng minh về sự lớn mạnh của ngành nước giải khát Việt Nam
(PLO) - Một thương nhân dí dỏm ví von, ngành hàng nước giải khát không cồn ở Việt Nam, hấp dẫn như “công chúa  ngủ trong rừng”. Nàng sẽ được đánh thức bởi hoàng tử mang tên thị trường.
Ngành công nghiệp nước giải khát không cồn Việt Nam bao gồm các sản phẩm nước khoáng đóng chai, nước trà xanh, cà phê uống liền đóng chai, nước ép hoa quả, nước dinh dưỡng, nước tăng lực và nước ngọt có gas.
Thương hiệu lớn đua sức cạnh tranh
Trong những năm gần đây, các hãng đua nhau cho “ra lò” thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng, chứng minh về sự lớn mạnh của ngành nước giải khát Việt Nam. Nếu như thời điểm năm 2006, Tân Hiệp Phát “trúng đậm” với sản phẩm nước giải khát Trà xanh 00 lần đầu tiên có mặt tại thị trường thì chỉ vài năm sau, thị trường này bị chia nhỏ bởi hàng chục nhãn hàng trà của các thương hiệu lớn như Real Leaf (Coca Cola), Vfresh (Vinamilk), Lipton Pure Green (Pepsi), C2 (URC), Thiên Trà Vedan (Vedan). Sự “nhập cuộc” của những tập đoàn lớn vốn không thuộc ngành sản xuất đồ uống, cho thấy sự hấp dẫn của thị trường này.
Theo nghiên cứu của Vinaresearch (công ty TNHH nghiên cứu thị trường W&S), năm 2013, 86% số lượng người chọn những thức uống bổ dưỡng vì mục đích bổ sung vitamin và mục đích đẹp da, thay vì những lý do thông thường như là tiêu dùng do thói quen hay là được bán rộng rãi trên thị trường. 
Còn Euromonitor (tập đoàn nghiên cứu thị trường toàn cầu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ) lại chỉ ra rằng, vào năm 2013, một lon Pepsi hay Coca Cola có giá khoảng 5.000 đồng, trong khi một chai nước trà xanh hoặc nước ép hoa quả có giá tới 7.000 đồng. Vì lý do sức khỏe, người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng “móc hầu bao” - trả một giá cao hơn để sử dụng nước uống dinh dưỡng so với những thức uống có gas khác.
Đồng thời, với sự phát triển của các sản phẩm mới với lợi nhuận cận biên cao đã khiến nhiều công ty tham gia vào thị trường như Tập đoàn T&T với nhà máy sản xuất nước collagen làm đẹp da vào cuối năm 2013. Sự “góp mặt” của những đối thủ mới tinh này, chứng tỏ thị trường nước uống có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Sự hấp dẫn của ngành giúp nhiều doanh nghiệp “phất như diều gặp gió”. Đơn cử, nhà máy nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh (thuộc công ty TNHH một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh) với sản phẩm nước chanh muối Faith. “Doanh nghiệp mới xây dựng thị trường trong vòng 4 năm, tới nay đã có hơn 1.000 đại lý và nhà phân phối ở miền Bắc, chỉ tính riêng một sản phẩm này, DN cung cấp cho thị trường Hà Nội đạt doanh số 30 tỷ đồng/tháng, giờ không có nhu cầu mở thêm đại lý ở Hà Nội nữa”, một cán bộ lãnh đạo của công ty bật mí.
Hay như thương hiệu trà xanh C2, anh Trần Minh Khoa, chủ đại lý chuyên phân phối sản phẩm này tại quận Bình Tân và Bình Chánh (TP HCM) tiết lộ, trong đợt nắng nóng vừa qua, doanh số đã đạt tới 12 tỷ đồng. 
Gia nhập TPP và thách thức
Tốc độ tăng trưởng của ngành nước giải khát Việt Nam được hỗ trợ bởi xu hướng dịch vụ ăn nhanh đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Euromonitor, tốc độ tăng trưởng của fast food (đồ ăn nhanh) ở Việt Nam đạt 17% năm 2013, cao hơn so với 15% đạt được năm 2012. Dự kiến trong 5 năm tới, dịch vụ ăn nhanh vẫn tăng với tốc độ trung bình 7%, tạo cơ hội tốt cho sản lượng nước giải khát, đặc biệt là nước ngọt có gas được tiêu thụ với số lượng lớn.
Còn theo nghiên cứu của công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbanksc), năm 2013, tổng doanh thu ngành nước giải khát không cồn là 11,870 tỷ đồng, sản lượng bán ra 2.083 triệu lít; tăng trưởng giai đoạn năm 2009-2013 là 19,35%, trong đó xuất khẩu đạt hơn 2 triệu lít; dự kiến tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 sẽ là 14,2%, với số lượng doanh nghiệp sản xuất là 135 doanh nghiệp.
Việc tham gia ký hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo cho ngành đồ uống có nhiều cơ hội mới như gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp Mỹ và các nước TPP khác vào ngành đồ uống Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, TPP cũng mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc giảm thuế thu nhập khẩu từ 30% đối với nước giải khát có gas xuống 0% đã đưa nước giải khát Việt Nam vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Thêm vào đó, tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam cũng làm giảm thị phần của các doanh nghiệp nội địa làm giàu từ “miếng bánh” béo bở này./.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.