Chênh lệch như… cán cân thương mại Việt - Trung

Chênh lệch như…  cán cân thương mại Việt - Trung
(PLO) - Từ cái kim, sợi chỉ đến mớ rau, con cá, Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ hàng Trung Quốc, hệ lụy là nhập siêu gia tăng chóng mặt. Giải “bài toán” nhập siêu không đơn giản, khi hàng chính ngạch chưa có biện pháp hữu hiệu thì hàng tiểu ngạch đã biến hóa khôn lường…
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2013 có tới 43 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 26,74 tỉ USD. Nhập siêu đến tháng 10 năm nay là 19,7 tỉ USD. Trong tổng kim ngạch nói trên, có nhiều nhóm hàng kim ngạch nhập khẩu từ 1 tỉ USD trở lên như máy móc, dụng cụ, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, vải, sắt thép. Nhập nhiều nhưng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng rất khiêm tốn, chỉ 2,61%. 
Vì thế, tuy là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật, nhưng hàng hóa của Trung Quốc đang thâm nhập và phân hóa mạnh mẽ nguồn hàng được sản xuất trong nước, khiến thâm thụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng lớn.
Đơn cử ngành da giày, theo Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, cho đến nay tỷ lệ nội địa hóa của ngành này mới chỉ khoảng 40-45%, tập trung chủ yếu vào đế giày và chỉ khâu giày, trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Hay như ngành Dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm tới 50%, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Đáng lo là nông sản Trung Quốc đang tràn ngập các chợ Việt Nam, trong khi Việt Nam có rất nhiều nông sản không chỉ phục vụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Số liệu từ các cơ quan xuất nhập khẩu cho thấy, các loại nông sản, rau, củ, quả như khoai tây, gừng, chanh, nho, lê, táo, tỏi… xuất xứ từ Trung Quốc tăng trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần một nửa rau quả nhập từ nước ngoài vào Việt Nam là từ Trung Quốc. 
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc khoảng 52,25 triệu USD, chiếm 45,3% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả. Nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lại được “biến đổi tên họ” thành hàng Đà Lạt, Thái Lan, Mỹ, Úc…
Thâm hụt ngày càng lớn
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, các mặt hàng rau, quả nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu, nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng nhập từ Trung Quốc thì thuế nhập khẩu là 0%, chưa kể rau củ không chịu thuế VAT. Lợi thế về giá đã khiến hàng Trung Quốc vượt xa so với hàng Việt Nam trên thị trường. 
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, các trạm kiểm dịch thực vật vừa có chức năng kiểm dịch bệnh và sâu hại vừa đảm nhiệm thêm chức năng kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tuy nhiên, việc kiểm dịch hết sức khó khăn do các trạm kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu, sân bay, bến cảng đều chưa có phòng thí nghiệm và nhân lực để có thể phân tích các chỉ tiêu về VSATTP. Việc kiểm tra rau, quả chủ yếu dựa vào cảm tính, cảm quan. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường mới lấy mẫu gửi về hai phòng phân tích tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để kiểm tra, sau 7 ngày mới có kết quả, trong khi nông sản tươi không thể để lâu ở cửa khẩu.
Nhìn toàn cảnh, hai bên đã ký kết tới năm 2015 nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 60 tỉ USD. Theo dự báo của Bộ Công Thương, với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 3 tỉ USD/tháng như hiện nay, chắc chắn lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đến cuối năm 2013 sẽ vượt mốc 30 tỉ USD và nhóm hàng có kim ngạch 1 tỉ USD sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, mục tiêu 60 tỉ cho thương mại 2 chiều đến năm 2015 là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. 
Tuy nhiên, kim ngạch càng tăng chắc chắn thâm hụt của Việt Nam càng lớn, phần lợi nghiêng hẳn phía Trung Quốc. Đây là một “cảnh báo” mạnh mẽ cho Việt Nam – vốn đang đối mặt với không ít bất lợi trên sân chơi kinh tế với một nền sản xuất lớn.

Đọc thêm

Nữ doanh nhân cùng kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững

Các đại biểu tham dự Diễn đàn sáng 05/7/2024. (Nguồn Hội LHPNVN)
(PLVN) - Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng quan trọng và tất yếu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Trong dòng chảy mới này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia đều đưa ra cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần “chuyển đổi xanh” mạnh mẽ để tăng lượng, tăng chất hàng xuất khẩu

Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
(PLVN) -  Tại Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” diễn ra vào chiều 4/7, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh nhằm thu hút đầu tư cũng như tăng cường xuất khẩu hàng hoá...

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước tiết lộ bản chất của mục tiêu "xác thực sinh trắc học"

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345) là “chiến dịch” lớn nhằm mục đích phòng chống lừa đảo trên không gian gian mạng, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…

Hướng tới 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. (Ảnh: T.H)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp luôn được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Năm 2024 đánh dấu 10 năm ngành Hải quan phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Từ hôm nay, giảm thuế VAT xuống còn 8% đến hết năm 2024

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ giảm còn 8%.

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..