Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự: Thuận lợi hơn cho người dân

Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự: Thuận lợi hơn cho người dân
(PLO) - Luật Thi hành án dân sự (THADS) hiện hành được đánh giá là thuận lợi cho người dân và cả cơ quan THADS trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục về thi hành án (THA). Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn nhiều quy định rườm rà, mất thời gian, đặc biệt chưa có cơ chế xử lý các đối tượng chây ỳ, cản trở quá trình THA cũng như khuyến khích người dân tự nguyện THA.
Nhiều cơ chế bảo vệ các bên trong THA
Tổng kết 4 năm thực hiện Luật THADS, Bộ Tư pháp đánh giá: Trình tự, thủ tục THADS được quy định rõ ràng, dễ thực hiện hơn. Cụ thể, với nhiều quy định được kế thừa có chọn lọc từ Pháp lệnh THADS  năm 2004 và đặc biệt là những quy định mới về trình tự, thủ tục THADS, Luật THADS đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho hoạt động THADS . 
Thủ tục nhận bản án, quyết định của cơ quan THA và trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án được quy định chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm cao hơn, khắc phục được cơ bản tình trạng không chuyển hoặc chậm chuyển bản án, quyết định cho cơ quan THADS.
Nhiều quy định mới cũng thuận lợi hơn cho người dân, giúp quá trình tác nghiệp THA đạt hiệu quả như biện pháp bảo đảm THA nhằm ngăn chặn tình trạng người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ THA. Cơ chế định giá tài sản nếu các bên đương sự không thỏa thuận được giá tài sản thì có thể thỏa thuận chọn hoặc chấp hành viên chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá tài sản để đưa tài sản ra bán đấu giá đã xóa bỏ sự nghi ngờ về tính xác thực của giá tài sản do Hội đồng định giá thực hiện mà Chủ tịch Hội đồng là chấp hành viên như trước đây, giảm thiểu những khiếu nại của đương sự về giá tài sản, giảm bớt phần rủi ro cho chấp hành viên do không có đủ chuyên môn để quyết định giá tài sản với tư cách là Chủ tịch hội đồng định giá tài sản. 
Quy định về THA trong một số trường hợp cụ thể để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức THA như thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự, trong đó có quy định về việc trại giam, trại tạm giam thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải THA đang chấp hành hình phạt tù... không những giúp cơ quan THA xử lý nhanh vụ việc mà người phải THA cũng có cơ hội thi hành xong phần nghĩa vụ dân sự để được xem xét đặc xá, tha tù trước hạn...
Bên cạnh đó, Luật THADS cũng đã có những nguyên tắc xử lý trong trường hợp bản án đã thi hành xong, nhưng bị hủy do quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án và thủ tục thi hành bản án về phá sản. Luật THADS cũng đưa ra cơ chế miễn thi hành đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước có giá trị không quá 500.000 đồng, mà thời gian tổ chức THA đã quá 5 năm, tính đến thời điểm Luật THADS có hiệu lực thi hành nhưng người phải THA không có điều kiện THA. Việc triển khai thí điểm chế định thừa phát lại giúp người dân trong việc lập vi bằng, tạo lập chứng cứ, giúp người dân có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng và thực hiện các giao dịch
Bổ sung chế tài xử lý nếu không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận: Trình tự, thủ tục THA còn rườm rà, phức tạp, nhiều công đoạn, quá trình THA kéo dài; chưa có cơ chế để đương sự tham gia một cách tích cực vào quá trình THA; chưa có quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được THA mà chủ yếu là các quy định bảo vệ quyền lợi đối với người phải THA, dẫn tới việc người phải THA chây ỳ, cố tình kéo dài THA và không tự nguyện THA; mặt khác, việc áp dụng các biện pháp chế tài về kinh tế, hành chính, hình sự đối với người phải THA không được quyết liệt, kịp thời nên chưa có đủ sức mạnh để răn đe.
Đặc biệt, cũng theo Bộ Tư pháp: Hiện nay, hiện tượng cá nhân, tổ chức không phải là đương sự nhưng có liên quan đến hoạt động THADS không thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên diễn ra khá phổ biến như: Không cung cấp thông tin về tài sải; không chấp hành quyết định của chấp  hành viên; không hợp tác với cơ quan THA trong xác minh, cường chế THA... nhưng thiếu những chế tài có hiệu quả. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, vụ việc THA bị kéo dài; quyền lực nhà nước trong những trường hợp này không được thực thi; giảm hiệu quả của công tác THADS.
Vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung Luật THADS cần quy định rõ chế tài đối với cá nhân, tổ chức có liên quan không chấp hành pháp luật về THA, theo hướng: bổ sung các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người được THA chủ động hơn trong việc tham gia vào các hoạt động THA; tăng cường vai trò, quyền và trách nhiệm của người được THA; bổ sung quy định đối với cá nhân, tổ chức không phải là đương sự, có liên quan đến hoạt động THA nhưng không thực hiện yêu cầu của chấp hành viên, không hợp tác với cơ quan THADS trong xác minh, cưỡng chế THA...thì phải chịu biện pháp chế tài. 

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.