Kỳ diệu bài thuốc nam chữa khỏi ung thư gan

(PLO) - Cách đây 4 năm, khi phát hiện mình bị mắc bệnh ung thư, ông Nguyễn Tấn Khả (SN 1958, thôn Đại Phú, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) gần như suy sụp hoàn toàn. Hành trình "vái tứ phương”, tìm đến với thuốc nam đã mang lại cho ông bất ngờ khó tin.
Kết quả chụp phim cho thấy khối u của ông Khả đã biến mất.
 Kết quả chụp phim cho thấy khối u của ông Khả đã biến mất. 
Thoát hiểm kỳ diệu
Tiếp phóng viên tại nhà riêng, ông Khả không có biểu hiện gì của một người mang căn bệnh hiểm nghèo, mà ngược lại ông tỏ ra nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông bắt đầu kể về câu chuyện chữa bệnh ung thư của mình từ 4 năm trước. Sau thời gian dài bị ho, tức ngực, khó thở, ông Khả đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phế quản và kê đơn điều trị. 
Giữa năm 2010, bệnh viêm phế quản của ông lại tái phát, lúc này ông phải nhập bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam (đóng tại Núi Thành) để điều trị. Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện, các bác sĩ thấy da ông có biểu hiện vàng bất thường, kèm theo triệu chứng ăn khó tiêu, chướng bụng đầy hơi nên chỉ định ông làm các bước xét nghiệm, chẩn đoán. Kết quả ông bị ung thư biểu mô tế bào gan (viết tắt theo hồ sơ bệnh án là HCC), khối u lúc này có đường kính 6,5 mm. 
Bà Trần Thị Hạnh (SN 1957, vợ ông Khả) cho biết, khi nghe bác sĩ thông báo tình trạng bệnh của chồng, bà rụng rời tay chân. Bởi cả gia đình bà đang lo sốt vó về bệnh tim của cô con gái chưa biết có chữa khỏi được hay không thì lại nhận thêm hung tin chồng bị ung thư. Lúc đầu bà định giấu chồng vì sợ ông suy sụp. Tuy nhiên sau đó bà nghĩ không thể giấu được mãi nên báo cho ông biết, đồng thời động viên ông yên tâm điều trị. Hơn nữa, theo các bác sĩ, khối u của ông mới ở giai đoạn đầu, kích thước còn nhỏ nên khả năng chữa khỏi rất cao. 
Chỉ riêng căn bệnh viêm phế quản đã làm cho ông Khả ho hắng suốt ngày suốt đêm, không ngủ được nên khi đón thêm tin dữ, nhiều đêm ông gần như thức trắng. Ông nghĩ, đã ung thư thì cầm chắc cái chết, có cố chạy chữa thì cũng chỉ kéo dài cuộc sống thêm được vài tháng. Trong khi đó, nhà ông rất nghèo, mẹ già hay đau yếu, cô con gái bị bệnh tim đang cần rất nhiều tiền để phẩu thuật. 
Nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình, ông Khả mất ăn, mất ngủ, người gầy rộc, sút hơn 10 ký chỉ trong vòng vài tuần lễ. Tuy nhiên càng nghĩ, ông càng nhận thấy một điều, mình là trụ cột của gia đình nên dù thế nào cũng phải làm chỗ dựa cho cả nhà. Trong khi người con gái cũng bị bệnh hiểm nghèo, mẹ già cũng bị bệnh thoái hóa cột sống và đau ốm liên miên nên ông không thể đầu hàng một cách dễ dàng được. 
Vậy là ông mày mò tìm hiểu các loại thuốc nam để điều trị căn bệnh của mình. Song song với liệu trình điều trị của bệnh viện, ông Khả tự dùng thêm bài thuốc do ông mày mò “sáng chế” ra, kết quả thật đáng mừng, khối u gan trong cơ thể ông giờ đã không còn.
Bài thuốc kỳ diệu đã giúp ông Khả từ bệnh nhân ung thư gan giờ khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất.
Bài thuốc kỳ diệu đã giúp ông Khả từ bệnh nhân ung thư gan giờ khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất. 
Bài thuốc của lòng kiên trì
Kể về bài thuốc mà ông đang dùng, ông Khả cho biết, sau khi phát hiện ông bị ung thư gan, bệnh viện đã dùng phương pháp TOCE tiêm hóa chất để tiêu diệt khối u. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, gặp ai ông cũng hỏi về các bài thuốc nam chữa bệnh gan. Không chỉ vậy ông Khả còn sưu tầm các loại sách, báo có chuyên mục thuốc và sức khỏe, hoặc ông hỏi thăm cách chữa trị bệnh của những người đồng cảnh ngộ. Sau một thời gian chịu khó tìm tòi, ông Khả đã tìm ra bài thuốc nam để chữa bệnh cho chính mình. 
Vào tháng 6/2010, bệnh viện tiến hành tiêm hóa chất lần thứ nhất vào khu vực khối u của ông Khả. Đây cũng là thời điểm ông bắt đầu sử dụng thuốc nam. Bài thuốc đầu tiên ông dùng chỉ có 3 vị gồm: cây chó đẻ răng cưa, cây dủ dẻ và cây mật nhân. Đây đều là những vị thuốc thông dụng chữa bệnh gan. 
Sau 2 tháng dùng bài thuốc này, ông đã bớt bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, tuy nhiên da vẫn còn vàng. Không nản chí, ông Khả tiếp tục mày mò nghiên cứu sách vở đồng thời nhờ người tra tìm giúp các thông tin về điều trị ung thư gan bằng thuốc nam. Cám cảnh người bạn bệnh tật, một người bạn chiến đấu cùng ông ở chiến trường Tây Nam và biên giới phía Bắc đã gửi về cho ông một ít vỏ cây rừng, được gọi là phương thuốc cổ truyền của một dân tộc ở tỉnh Gia Lai. 
Tháng 9/2010, bệnh viện tiếp tục tiêm hóa chất lần thứ hai vào khối u. Lúc này ông Khả đã tìm ra một bài thuốc mới, ngoài 3 vị thuốc đã dùng, ông cho thêm 6 vị nữa, trong đó có cả loại có tác dụng an thần, có loại có tác dụng tạo máu. 
9 vị thuốc nam trong đơn thuốc kỳ diệu của ông Khả đó là cây dủ dẻ, cây chó đẻ răng cưa, cây mật nhân, dây bầu đường (còn gọi dây nhãn lồng), nấm lim xanh, rau má, cây mã đề, quả cây dứa dại và vỏ 1 loài cây do người bạn gửi về. Các loại thuốc trên, ông đem rửa sạch, chặt ra thành từng đoạn nhỏ, phơi khô nấu uống hàng ngày như nước chè, mỗi ngày ông uống hơn 2 lít nước thuốc. 
Hỏi ông việc uống thuốc nam nhiều như vậy có dễ dàng không, ông Khả cho biết, lúc đầu cũng hơi khó uống vì chưa quen, nhưng với quyết tâm thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, ông cố gắng uống, lâu dần thành quen. Ông nói, “thuốc đắng giã tật mà, giờ tôi uống thuốc này chỉ thấy có vị hơi đắng, chát, uống vào có cảm giác thanh thanh, ngọt ngọt ở cổ họng”. 
Ba tháng sau lần điều trị hóa chất lần thứ 2, ông Khả đến bệnh viện để kiểm tra lại khối u. Kết quả làm ông Khả và các bác sĩ mừng vô kể, khối u đã tiêu tan hết. Kể từ đó, cứ 6 tháng một lần, ông Khả lại đến bệnh viện để kiểm tra lại khối u, lần nào bác sĩ cũng báo kết quả rất tốt, khối u đã biến mất hoàn toàn. Hiện tại ông Khả rất khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. 
Ngoài điều trị Đông-Tây y kết hợp, ông Khả còn ngồi thiền.
Ngoài điều trị Đông-Tây y kết hợp, ông Khả còn ngồi thiền.
Giữa năm 2012, nghe lời khuyên của một người em trai (là bác sĩ ở Viện nghiên cứu sốt rét), ông Khả vào huyện Phù Cát (Bình Định) học một khóa “thiền để chữa bệnh” trong thời gian 1 tuần. Từ đó đến nay, mỗi ngày ông đều đặn ngồi thiền trong vòng 90 phút, vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy hoặc buổi tối lúc chuẩn bị đi ngủ. Sau một thời gian dài kiên trì uống thuốc nam và tĩnh tâm bằng phương pháp thiền, sức khỏe ông Khả giờ đã ổn định, ông có thể đi làm đồng hoặc chăm sóc đàn gà, đàn thỏ nuôi bên nhà.
Trong các vị thuốc ông Khả sử dụng 4 năm nay, khó tìm nhất và cũng là đắt tiền nhất hiện nay là nấm lim xanh. Còn các vị thuốc khác, bản thân ông Khả cùng vợ con hay nhờ người thân tìm kiếm trong địa bàn tỉnh Quảng Nam hoặc tỉnh lân cận Quảng Ngãi. Gần đây, nghe chuyện ông dùng thuốc nam chữa được ung thư, nhiều người đã tìm đến học kinh nghiệm, ông Khả nhiệt tình chia sẻ, hướng dẫn cách chế biến, sử dụng.
Sự hiệu nghiệm của Đông - Tây y kết hợp
Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – một nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về ung thư, bệnh ung thư nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao. Thế nhưng cứ nghe ung thư nhiều người lại nghĩ đó là “án tử”, rồi chán nản, bi quan, không tích cực điều trị, cuối cùng chết vì “tâm bệnh”. 
Hiện nay y học đã phát triển vượt bậc, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh có đủ khả năng tầm soát ung thư, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nhiều loại bệnh ung thư nếu được chẩn đoán phát hiện kịp thời, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn nên bệnh nhân cần phải lạc quan và tuân thủ các phác đồ điều trị của bệnh viện.  
Theo bác sĩ Trần Văn Sáng, Hội y học cổ truyền quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh), hiện nay có một số bài thuốc Đông y có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Các bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, hóa trị luôn cảm thấy mệt mỏi do lượng hồng cầu bị tiêu hao nhiều sau mỗi lần trị liệu. 
Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe, hoặc có thể tác dụng tăng lượng hồng cầu nên làm cho cơ thể dễ chịu. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, thuốc Đông y chỉ là hỗ trợ điều trị, chứ không thể là phương thuốc chính để chữa ung thư. Vì vậy không nên chủ quan, chỉ dựa vào các bài thuốc nam chưa được kiểm chứng hiệu quả, mà cần đến bệnh viện để được điều trị tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.