Bài thuốc Nam giúp người nhiễm HIV/AIDS kéo dài thời gian sống

Cây cỏ mần trầu
Cây cỏ mần trầu
(PLO) - Với kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm trong nghề y, Võ sư - Lương y Nguyễn Viết Xô chia sẻ, những người nhiễm HIV có thể sử dụng bài thuốc nam tự chế để nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc các “bệnh cơ hội”. Lương y Xô cũng mách nước thêm bài thuốc đặc trị chứng thần kinh toạ và nhiều kinh nghiệm trị bệnh dân gian khác
 
Tự chế bài thuốc nam chống lại “bệnh cơ hội”
Lương y Xô (52 tuổi, chủ phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường, tại chùa Kỳ Quang 2, đường Lê Hoàng Phái, quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: những người nhiễm HIV, hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ mắc bệnh. Khi bị bệnh rất khó lành hoặc lành chậm hơn so với người bình thường. 
Bởi vậy cách duy nhất giúp bệnh nhân HIV phòng ngừa bệnh tật đó là tăng cường sức đề kháng cơ thể. Vị lương y giới thiệu có thể sử dụng bài thuốc nam gồm các dược liệu chính dễ tìm kiếm gồm: Đinh lăng, hà thủ ô, đỗ đen, củ hoài sơn. Sơ chế bằng cách phơi khô, sao vàng hạ thổ.
Cách thức sử dụng thuốc khá dễ dàng, chỉ việc đem sắc lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần. Ngoài ra tuỳ thuộc cơ địa, sức khoẻ từng người, có thể gia giảm thêm một số dược thảo khác. Công dụng bài thuốc chủ yếu tăng cường sức đề kháng cơ thể đồng thời có tác dụng đào thải chất độc ra bên ngoài, thanh nhiệt.
Lương y Xô khám chữa bệnh cho người nghèo tại phòng khám từ thiện chùa Kỳ Quang 2.
 Lương y Xô khám chữa bệnh cho người nghèo tại phòng khám từ thiện chùa Kỳ Quang 2.
Kiên trì uống thuốc đều đặn tới tuần thứ 24 sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ông Xô khẳng định đã áp dụng bài thuốc hơn 10 năm nay, hàng ngàn bệnh nhân nhiễm HIV trở nên khoẻ mạnh hơn, ít nhiễm các bệnh “phụ trợ” hơn; không những vậy, sau thời gian uống thuốc, người bệnh thường cảm thấy ăn ngon, giấc ngủ sâu. 
Ưu điểm nữa, trong quá trình uống thuốc, người bệnh không hề phải kiêng dè ăn uống, lương y Xô khuyến khích bệnh nhân cố gắng ăn ngủ điều độ nhằm tăng cường sức khoẻ. Hơn nữa, nếu bệnh nhân đang trị liệu bằng thuốc Tây, vẫn có thể uống song song cả hai thứ thuốc, không lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Nói về nguồn gốc bài thuốc trên, lương y Xô cho biết do bản thân tự bào chế nên trên cơ sở bài thuốc giải độc cổ truyền. 
Mách nước bài thuốc trị chứng thần kinh toạ 
Một bài thuốc khác ông Xô trình bày với bạn đọc Pháp luật & Thời đại, nhằm chữa bệnh thần kinh toạ. Chứng bệnh này do tổn thương rễ thần kinh ở cột sống dưới lưng, lâu ngày dẫn đến thần kinh toa. Triệu chứng người mắc phải thường là: Đau nhói vùng thắt lưng sau đó lan rộng xuống mặt sau của chân, tê buốt các cơ gây khó khăn lớn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu để bệnh trở nên mãn tính, có thể dẫn đến bại liệt.
Chứng thần kinh toạ có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc đông y. Ông Xô giới thiệu bài thuốc không có tên cụ thể, gồm các dược liệu chính như sau: Uy linh tiên, bạch chỉ, mộc hoa, tang ký sinh, đỗ trọng, cẩu tích, cốt toái. Sau khi sơ chế, đem trộn đều tất cả dược liệu rồi sắc lấy nước uống theo công thức lần 1 đổ 3 chén nước, cô đặc lại còn 1 chén; các lần sau giảm lượng nước đổ vào cũng như lượng thuốc thu được. 
Trộn nước thuốc qua các lần sắc rồi chia uống thành 3 bữa trong ngày sau khi ăn khoảng 15 phút. Nguyên lí trị bệnh của bài thuốc, sẽ tác động vào vùng tổn thương, gây tuần hoàn tại chỗ và giảm đau. 
Chữa chứng bệnh này, bên cạnh việc uống thuốc, ông Xô đưa lời khuyên người bệnh nên kết hợp phương pháp châm cứu sẽ giúp quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao. 
Theo ông, hơn 80% bệnh nhân bị thần kinh toạ đến phòng mạch từ thiện tại chùa Kỳ Quang 2 đã thuyên giảm bệnh rõ rệt nhờ phương thuốc trên. Thời gian điều trị tuỳ theo mỗi người và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà kéo dài từ 3 - 8 tháng. 
Người bệnh hạn chế nằm võng, nệm, không nên ăn nhiều thức ăn giàu axit như măng, thịt bò. Lí do bởi những thực phẩm này làm tăng lượng axit uric trong máu, gây nên hiện tượng đông máu cục bộ dẫn đến phát sinh bệnh. 
Vị lương y hành thiện chốn cửa Phật bật mí thêm một số kinh nghiệm trị bệnh ai cũng có thể làm được. Chẳng hạn như bệnh thiếu vitamin K dẫn đến chảy máu chân răng, người bệnh chỉ cần dùng cây mần trầu giã nhuyễn, trộn thêm muối, sau đó chắt lấy nước uống, nhỏ vào chân răng xuất huyết. Mỗi lần dùng khoảng 30g. “Áp dụng chừng 4 - 5 lần sẽ dứt bệnh ngay. Bài thuốc này tuy đơn giản nhưng còn chứa tác dụng chữa bệnh máu không đông”, ông Xô nói.
 Lương y Nguyễn Viết Xô ngày trước vốn theo học tây y, là dược sĩ tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, sau này từng tham gia giảng dạy tại khoa Đông y của trường. Tuy nhiên về sau do đam mê y học cổ truyền, ông Xô đã chuyển “từ Tây sang Ta” trong nghề thuốc, từng có thời gian tham gia nghiên cứu sinh ở Nhật, Trung Quốc về thuốc Đông y nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý. 
Tính đến nay, ông Xô vừa ngót 21 năm theo nghiệp đông y và 13 năm đảm nhận cương vị trưởng phòng khám từ thiện Tuệ Tính đường chùa Kỳ Quang 2. 
Tất cả bệnh nhân đến khám bệnh tại đây đều được miễn phí hoàn toàn. Phòng khám được duy trì nhờ nguồn tài trợ thuốc men từ những nhà hảo tâm khắp nơi. Mỗi ngày phòng khám từ thiện chùa Kỳ Quang 2 tiếp nhận trên dưới 100 bệnh nhân. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.